Tự động phát
Cơ quan này cũng yêu cầu cắt Nga hoàn toàn khỏi hệ thống thanh toán SWIFT và các tổ chức quốc tế. Nghị quyết không có ràng buộc về pháp lý và chỉ mang tính chất tư vấn này nhận được 513 phiếu thuận, 22 phiếu chống và 19 phiếu trắng.
Như vậy, đòi hỏi cấm vận đối với năng lượng Nga được đề ra trong nghị quyết đã vượt xa kế hoạch giảm 2/3 phụ thuộc vào khí đốt của Nga trước cuối năm 2022 và loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch của Nga trước năm 2030 của EU. Động thái trên có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng kể trên toàn châu Âu.
Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt và 27% lượng dầu của châu Âu. Một số quốc gia thậm chí còn phụ thuộc vào Nga nhiều hơn. Hơn một nửa lượng khí đốt và 1/3 lượng dầu của Đức đến từ Nga.
Châu Âu sẽ tiếp tục phụ thuộc năng lượng Nga đến khi nào? |
Thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ sự dè dặt trước yêu cầu phải thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Còn Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thì cảnh báo việc cắt nguồn năng lượng quan trọng này sẽ khiến nền kinh tế Đức - cường quốc công nghiệp của châu Âu - bị đình trệ.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố sẽ tiếp tục mua khí đốt từ Nga và trả bằng đồng rúp vì quốc gia này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khí đốt từ Nga. Ông Orban cũng tuyên bố lệnh cấm vận như trên là “không có cơ sở”.
Nhiều quốc gia châu Âu đã yêu cầu công dân tiết kiệm năng lượng và cảnh báo chi phí sinh hoạt tăng mạnh.
Hồi tháng 3.2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh việc “loại bỏ khí đốt Nga sẽ gây nhiều tốn kém cho châu Âu” nhưng “đây không chỉ là điều đúng đắn cần làm từ quan điểm đạo đức mà còn giúp chúng ta có vị thế chiến lược mạnh mẽ hơn”. Nguồn khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, với giá đắt hơn, có thể hỗ trợ châu Âu một phần.
Nghị quyết hôm 7.4 cũng kêu gọi loại bỏ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Interpol, Tổ chức Thương mại Thế giới, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời xóa tất cả các ngân hàng của nước này khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.
Ngoài ra, châu Âu nhấn mạnh cần “tiếp tục và tăng cường” vũ trang cho Ukraine. Hiện nay nhiều quốc gia riêng lẻ thuộc EU đã hỗ trợ trang bị vũ khí cho quân đội Ukraine. Hồi tháng 2.2022, EU cũng phá vỡ truyền thống khi tuyên bố gửi số vũ khí sát thương trị giá gần nửa tỉ euro cho Kyiv.
Dù nghị quyết hôm 7.4 được ủng hộ áp đảo, vẫn có một số ý kiến bất đồng. Bà Clare Daly, thành viên Nghị viện châu Âu từ Ireland nói dù có các lệnh cấm vận của EU, “Nga vẫn không nản lòng trong khi công dân EU phải đối mặt với lạm phát thảm hại, chi phí năng lượng tăng cao và mức sống giảm sút".
Mỹ cấm vận con gái Tổng thống Putin và nhiều ngân hàng Nga |
Bình luận (0)