Những đứa con của mẹ Dên
|
Cách đây 8 năm, nhà bà Dên không may bị cháy rụi. Bà lại không có con cháu, không người thân nương tựa, đời sống vô cùng vất vả. Cuối năm 2009, khi Duyến và đồng đội dựng lại nhà cho bà Dên, cũng là lúc đơn vị anh nhận bà làm mẹ để nuôi. Những hôm bà Dên đau, lính biên phòng túc trực như con nuôi mẹ bên giường bệnh. Những người lính Đồn biên phòng Đăk Xú gọi bà Dên là mẹ, là bà nội, ngoại tùy theo tuổi tác. "Miết rồi quen, cứ vài ngày không về thăm mẹ Dên, lòng nóng như lửa", anh Duyến nói.
Thiếu tá Hoàng Xuân Hân, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Đăk Xú, còn cho biết năm 2014 đơn vị anh nhận chăm lo bà Y Vai (61 tuổi) ở làng Kon Joi, xã Đăk Xú. Bà Vai bị tâm thần nên mỗi lần thấy người lạ là sợ, chửi, có bận còn ném đá tới tấp nên rất khó tiếp cận. "Không trực tiếp nuôi được, anh em góp tiền, gạo, đồ ăn, thuốc y tế cho người thân bà Vai chăm sóc giùm, chia sẻ phần bất hạnh với người phụ nữ thiệt thòi này", thiếu tá Hân nói.
tin liên quan
Gặt lúa chạy bão giúp dânChiều 14 và sáng 15.9, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa đã điều động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 762 về các xã Tân Ninh, Thọ Vực, Bình Sơn, Thọ Tiến, Thọ Tân (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) gặt lúa chạy bão giúp dân (ảnh).
Nuôi con của tội phạm ma túy
Về xã Đăk Xú, nghe chị Y Xa Lâm (32 tuổi) kể chuyện bi kịch nhưng kết thúc có hậu. Năm 2011, chồng chị Lâm là Bùi Văn Thuần buôn ma túy bị kết án 4 năm tù. Thuần bị bệnh rồi mất ngay khi còn thụ án năm 2015. Trong khi chồng đang thụ án, một mình nuôi
2 đứa con 10 tuổi và 7 tuổi, chị Lâm làm thuê không đủ sống nên làm liều bước theo đường phạm tội của chồng, rồi bị bắt vào năm 2013. "Tôi khóc hết nước mắt hối hận: hai đứa con biết giờ ai nuôi", Lâm kể. Sau khi tòa tuyên án, Lâm thụ án ở Trại giam Gia Trung (Gia Lai), người nhà đến thăm rồi cho cô biết tin: ngày bắt Y Xa Lâm, Đồn biên phòng Đăk Xú cũng quyết định đưa 2 đứa con của cô về đồn nuôi, cô an tâm cải tạo tốt mà về nuôi con.
Ở với các chú biên phòng mấy năm thì 2 cháu nhỏ được cậu ruột đón về nuôi. Thế nhưng hằng ngày, hằng tháng, nhà người cậu ấy lúc nào cũng thấy bóng dáng màu áo xanh biên phòng thân thương đến thăm. Lúc thì cho gạo, khi cho tiền, đồ ăn và vật dụng học tập. Khi Y Xa Lâm ra trại, lực lượng biên phòng ở đây đến động viên, tìm việc làm cho bà mẹ trót dại phạm tội có việc làm để nuôi con. "Bây giờ em là công nhân cao su, kiếm mỗi tháng trên dưới 4 triệu đồng, cũng tạm đủ sinh hoạt", Y Xa Lâm cho biết.
Bình luận (0)