Ông Nguyễn Minh Nhựt, Chủ tịch UBND Q.Bình Tân cho biết có khoảng 300.000 người dân xung quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa bị ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, cảnh quan suốt nhiều năm qua.
Sau khi di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa và quy hoạch bài bản, người dân sẽ được thụ hưởng nhiều tiện ích như công viên, trường học, quảng trường, từng bước cải thiện chất lượng đời sống.
Tâm sự ở Nghĩa trang Bình Hưng Hòa dịp giáp tết, trước ngày thành công viên |
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa nằm ở phía tây, cách trung tâm TP.HCM khoảng 12 km. Nghĩa trang này có từ trước năm 1975, nhưng qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, dần dần nghĩa trang lọt thỏm trong khu dân cư |
NHẬT THỊNH |
Việc di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa có chủ trương từ năm 2010, chia thành 3 giai đoạn, phần diện tích đất thu hồi hơn 40 ha với khoảng 54.000 mộ bị ảnh hưởng, nhưng đến nay chưa hoàn thành |
NHẬT THỊNH |
Bên trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa là khu xóm trọ công nhân. Lối vào xóm trọ rải rác vài ngôi mộ sát bên các căn nhà |
NHẬT THỊNH |
Ông Lê Văn Cộng (63 tuổi) sống một mình trong căn nhà dựng bằng tôn lụp xụp tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa hơn 30 năm nay. Với công việc chính là nhận chăm sóc thuê hàng trăm ngôi mộ xung quanh, ông Cộng cho biết bản thân thất nghiệp từ khi nghĩa trang bắt đầu giải tỏa, nên chỉ ở nhà nuôi vài con gà sống qua ngày |
NHẬT THỊNH |
"Nhà không có giấy tờ nên nhà nước giải tỏa thì tôi tìm nơi khác sinh sống. Còn giờ thì ráng bám trụ lại đây được bao lâu thì được, chứ sống hơn 30 năm trời giờ dọn đi cũng không nỡ", ông Công tâm sự |
NHẬT THỊNH |
Phần lớn người dân sống trong những ngôi nhà tạm bợ cạnh mồ mả bên trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Nguồn nước ngầm khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng, không đảm bảo vệ sinh |
NHẬT THỊNH |
Người dân mắc võng nằm nghỉ trưa cạnh các ngôi mộ mới được hốt cốt đưa đi. Từ năm 2014, Q.Bình Tân bắt đầu công tác di dời giai đoạn 1, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 1.800 mộ chưa thể di dời vì chưa có thân nhân đến nhận. Từ năm 2015, quận bắt đầu lập trang web về dự án, đăng báo, thậm chí làm cả phóng sự truyền hình phát ở nước ngoài, rồi gửi các hội đồng hương, tương tế địa phương… |
NHẬT THỊNH |
Trước khó khăn trong việc tìm kiếm thân nhân các ngôi mộ, UBND Q.Bình Tân đã kiến nghị và được Chủ tịch UBND TP.HCM thống nhất trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về bốc mộ tập trung trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án |
NHẬT THỊNH |
Người dân cho biết giá thuê nhà ở đây khá rẻ so với khu vực lân cận. Sau thời gian dài sinh sống, mọi sinh hoạt cạnh ngôi mộ trở thành chuyện thường ngày đối với các hộ dân |
NHẬT THỊNH |
Thời điểm cuối năm, nhiều người được thuê đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa để dọn dẹp cỏ dại và trông coi mộ. Chính quyền địa phương cũng tranh thủ cử cán bộ xuống nghĩa trang với hy vọng gặp được thân nhân các ngôi mộ vắng chủ để lập danh sách di dời |
NHẬT THỊNH |
Nhiều gia đình đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa thăm và lau dọn mộ người thân |
NHẬT THỊNH |
Buổi sáng cuối tuần, nhiều gia đình đến thăm và lau dọn mộ người thân |
NHẬT THỊNH |
Do khu vực vắng vẻ và không có người trông coi nên các đối tượng nghiện ma túy biến thành "bãi đáp" hút chích. Nhiều kim tiêm còn vương vãi cạnh các ngôi mộ bên trong nghĩa trang |
NHẬT THỊNH |
Công an P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM xác định đây là khu vực chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy để tập trung xử lý, đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân |
NHẬT THỊNH |
Trong buổi làm việc với UBND Q.Bình Tân cuối tháng 11.2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết sẽ có chính sách linh hoạt để sớm hoàn tất di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa, đồng thời tính toán thêm công năng khu đất để sử dụng hiệu quả |
NHẬT THỊNH |
Ban đầu, TP.HCM dự tính dành 12 ha đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau khi di dời vào chức năng thương mại, nhà ở để hoàn vốn. Nhưng ở giai đoạn hiện nay, Q.Bình Tân nhận thấy rằng để lại làm công trình công cộng phục vụ người dân thì ý nghĩa lớn hơn. Dự kiến, toàn bộ khu đất sẽ làm công viên cây xanh, quảng trường, 2 cụm trường học (6 trường) |
NHẬT THỊNH |
Bình luận (0)