Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình

17/08/2024 12:18 GMT+7

Nhìn bên ngoài cùng những tòa nhà cao tầng hiện đại ở Bệnh viện An Bình (Q.5, TP.HCM) ít ai biết được bên trong còn có một công trình có lối kiến trúc cổ đã tồn tại 143 năm.

Theo tài liệu ít ỏi còn lưu lại, Bệnh viện An Bình (đường An Bình, P.7, Q.5, TP.HCM) hiện nay được thành lập vào năm 1892 và có tên là Bệnh viện Lục Ấp Triều Châu. Khi xưa nơi đây là một trong 6 bệnh viện lớn của cộng đồng Chợ Lớn.

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 1.

Nghĩa Từ Triều Châu nằm trong khuôn viên Bệnh viện An Bình (Q.5, TP.HCM)

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 2.

Nghĩa từ cổ kính này được xây dựng từ năm 1892 và được gìn giữ đến tận hôm nay

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 3.

Nghĩa từ được bao bọc bởi hàng rào kiên cố, hai bên là cổng vào. Hiện nay được bệnh viện tận dụng phía sân làm nơi giữ xe máy

Phạm Hữu

Trước khi hình thành Bệnh viện Lục Ấp Triều Châu phải kể đến giai đoạn xuất hiện của nghĩa từ (nơi thờ tự) trên đất nghĩa trang, nơi dành để thờ phụng, tưởng niệm người đã thành lập.

Theo đó, công trình kiến trúc nghĩa từ mà hiện nay nằm trong khuôn viên Bệnh viện An Bình được xây dựng vào năm 1881. Bắt đầu vào thời nhà Nguyễn, lúc đó có vị tên Trần Mẫn Trực đã hiến tặng hơn 10 ha đất của mình cho hội đồng hương người Triều Châu để làm nghĩa trang cho đồng hương sinh sống tại Việt Nam.

Sau này, do quá trình đô thị hóa, khu đất hoang, nghĩa trang ngày xưa nay đã trở thành phố xá sầm uất, những mồ mả chôn tại đây đều phải di dời sang nơi khác, chỉ duy nhất mồ mả của ông Trần Mẫn Trực được giữ nguyên tại đây. Để thể hiện lòng biết ơn đối với những đóng góp của ông, cho nên Ban quản trị nghĩa trang Triều Châu đã xây dựng khu vực thờ phụng và đặt tên Tượng Nghĩa Từ (hay được gọi là Nghĩa Từ Triều Châu). Kể từ đó, Tượng Nghĩa Từ được người hoa ở Chợ Lớn gìn giữ, truyền qua nhiều đời, nhiều giai đoạn ban quản trị khác nhau trông coi cho đến tận hôm nay.

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 4.

Nghĩa từ nhìn từ cửa chính

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 5.

Bên trong khuôn viên của nghĩa từ rộng rãi, ở giữa có khoảng sân nhỏ còn được gọi là thiên tĩnh

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 6.

Trải qua 143 năm, nghĩa từ vẫn còn lối kiến trúc cổ kính, đặc trưng của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 7.

Bên trong nghĩa từ không chỉ thờ thần, Phật mà còn thờ rất nhiều bài vị của những người đã mất

Phạm Hữu

Tượng Nghĩa Từ hiện nay nằm tại đường An Bình, P.7, Q.5, TP.HCM và lọt thỏm trong khuôn viên dưới sự quản lý của Bệnh viện An Bình. Bước vào cổng chính bệnh viện, không khó để nhận thấy công trình cổ kính với 2 cổng phụ để vào bên trong. Bên trái nghĩa từ là Quan Âm viện, nơi tâm linh còn tồn tại song song với Tượng Nghĩa Từ trong suốt nhiều năm. Bên trong Nghĩa Từ Triều Châu còn rất nhiều bài vị, nằm ở chính điện và cả 2 bên được thờ phụng cho đến ngày nay. Đối diện Tượng Nghĩa Từ là công trình tòa nhà hiện đại mới được xây dựng của Bệnh viện An Bình.

Thạc sĩ, kiến trúc sư Lê Hải Hồng Phong, Phó trưởng khoa Kiến trúc - Nội thất - Mỹ thuật ứng dụng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết, giống như từ đường Phước Kiến ở Bệnh viện Nguyễn Trãi, Nghĩa Từ Triều Châu ở Bệnh viện An Bình cũng được xây dựng theo bố cục cơ bản của các công trình cộng đồng của người Hoa như các hội quán, chùa… Với bố cục 3 phần lần lượt là: sảnh đón, hành lang bao xung quanh thiên tỉnh (giếng trời), gian thờ. Kết cấu là hệ cột gỗ đặt trên bệ đá, hệ vì kèo đấu củng, ngói lưu ly, nền gạch tàu. Hai bên gian thờ chính thường là nhà kho, hoặc gian thờ phụ. Lối bố cục này giúp người tiếp cận có khoảng chuẩn bị về mặt tâm lý trước khi vào gian thờ hành lễ.

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 8.
Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 9.
Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 10.

Mỗi ngày, ở đây được những người trong hội quán cúng bái, chăm lo việc thờ phụng

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 11.

Kết cấu chính của công trình cổ này là hệ cột gỗ đặt trên bệ đá, hệ vì kèo đấu củng, ngói lưu ly, nền gạch tàu

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 12.
Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 13.
Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 14.
Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 15.

Những đường nét hoa văn đẹp mắt trên cột kèo của nghĩa từ

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 16.

Mái ngói lưu ly đặc trưng của công trình kiến trúc người Hoa

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 17.

Nghĩa từ này nằm lọt thỏm trong khuôn viên bệnh viện, cạnh những tòa nhà cao tầng và hiện đại

Phạm Hữu

Nghĩa Từ Triều Châu 143 tuổi cổ kính nép mình trong khuôn viên Bệnh viện An Bình- Ảnh 18.

Công trình này cũng là một phần lịch sử về sự phát triển và hình thành Sài Gòn xưa

Phạm Hữu

"Nằm nép mình một góc của Bệnh viện An Bình, nghĩa từ này mang dáng vẻ u nhã, với lối phối màu trầm mặc của người Việt nhiều hơn. Điểm đặc biệt thú vị của nghĩa từ ở đây là hàng cột bằng đá ở sảnh vào, mảnh mai và tương phản rất rõ với hệ cột tròn bằng gỗ màu cánh gián ở gian thờ. Một điều lý thú khác là thiên tỉnh của nghĩa từ phủ quanh trên mái là tán cây bồ đề tự mọc, tạo mảng xanh thơ mộng trong công trình, một điều hiếm thấy ở kiến trúc cổ Trung Hoa. Thật tiếc là ngôi từ đường này vẫn chưa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia", KTS Hải Phong nhận xét.

Cũng theo KTS Phong, kiến trúc nghĩa từ là loại hình đặc thù của người Hoa, phục vụ chủ yếu cho người Hoa sinh sống ở Việt Nam. Lối kiến trúc này chỉ áp dụng phục vụ cho các công trình tinh thần cộng đồng, tạo các không gian lưu niệm, trưng bày chứng tích của tiền nhân, chứ khó áp dụng vào các công trình nhà ở hoặc cá nhân.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.