Nghịch lý khổng lồ của việc dạy và học môn văn ở nhà trường

08/09/2015 07:11 GMT+7

Nói đến chuyện cải cách sách giáo khoa thì chẳng khác nào đụng vào mớ bòng bong và ổ kiến lửa, bởi cái tầm vĩ mô lẫn vi mô của nó. Tôi chỉ xin nêu lên vài quan điểm nhỏ trong dạy – học môn văn ở bậc phổ thông có liên quan mật thiết đến vấn đề thay sách giáo khoa sắp tới.

Nói đến chuyện cải cách sách giáo khoa thì chẳng khác nào đụng vào mớ bòng bong và ổ kiến lửa, bởi cái tầm vĩ mô lẫn vi mô của nó. Tôi chỉ xin nêu lên vài quan điểm nhỏ trong dạy – học môn văn ở bậc phổ thông có liên quan mật thiết đến vấn đề thay sách giáo khoa sắp tới.

Nhiệm vụ cơ bản của môn văn là dạy học sinh cách đọc hiểu văn bản cũng như dạy kỹ năng thể hiện, trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình thành một văn bản hoàn chỉnh  - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Nhiệm vụ cơ bản của môn văn là dạy học sinh cách đọc hiểu văn bản cũng như dạy kỹ năng thể hiện, trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình thành một văn bản hoàn chỉnh
 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch 
Thứ nhất, đó là vấn đề rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản và kỹ năng trình bày vấn đề thành văn bản cho học sinh. Ở bậc phổ thông trung học, chương trình sách giáo khoa hiện nay chưa chú trọng đến vấn đề rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình về tất cả các vấn đề đang diễn ra ngoài xã hội. Tôi nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận những cố gắng cải cách dạy học văn mà Bộ Giáo dục đã làm như việc phát triển kiểu viết văn nghị luận xã hội hiện đang được áp dụng. Vấn đề là không phải cứ đưa vài văn bản nghị luận xã hội vào chương trình học và đưa ra dạng đề nghị luận xã hội vào thi rồi học sinh sẽ biết kỹ năng trình bày văn bản.
Nhiệm vụ cơ bản của môn văn là dạy cho học sinh cách đọc hiểu văn bản, nhận ra cách người viết trình bày vấn đề theo kiểu nào và cuối cùng là kỹ năng thể hiện, trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình thành một văn bản với cấu trúc, cách diễn đạt khúc chiết, mạch lạc mà người khác có thể hiểu được. Cao hơn nữa là khả năng lập luận, bảo vệ ý kiến của mình trước những luồng ý kiến trái chiều. Muốn làm được điều này thì chương trình sách giáo khoa phải khác hơn hiện tại.
Nghịch lý khổng lồ tồn tại ở chỗ, phần lớn học sinh được học môn ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 12 nhưng khả năng trình bày văn bản thông thường còn khó khăn chứ chưa nói đến việc trình bày khả năng cảm thụ văn học.
Vấn đề thứ hai, đó là chương trình sách giáo khoa hiện tại quá nặng về kỹ năng cảm thụ văn học. Kỹ năng này còn được thể hiện rõ trong các đề thi trong tất cả các kỳ thi. Trong thang điểm của bài thi, lúc nào kỹ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm cũng chiếm số điểm cao nhất. Không ai có thể chối cãi là kỹ năng phân tích tác phẩm văn chương không phải là chuyện dễ. Đối với học sinh trung học, việc viết một văn bản hoàn chỉnh thể hiện chính kiến của mình đã là vấn đề khó, thử hỏi làm sao các em tiến lên một bậc cao hơn là tự thân phân tích, cảm thụ một tác phẩm văn chương. Vậy nên, cái nghịch lý khổng lồ tồn tại ở chỗ, phần lớn học sinh được học môn ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 12 nhưng khả năng trình bày văn bản thông thường còn khó khăn chứ chưa nói đến việc trình bày khả năng cảm thụ văn học.
Có ai dám chắc bao nhiêu phần trăm học sinh đạt điểm cao nhờ chính sự thẩm thấu, hiểu biết ở bản thân các em chứ không phải là nhờ sử dụng sách tham khảo giúp trình bày khả năng cảm thụ văn chương. Ở đây, tôi chỉ dùng từ “sử dụng”, nghĩa là sự tham khảo mang tính chất tích cực chứ chưa nói đến tình trạng copy nguyên gốc hoặc copy có chọn lọc rất tinh vi của các em. Vậy thì sự sáng tạo trong tư duy mà ngành giáo dục luôn đề cao đang nằm ở đâu trong phương pháp dạy học văn như thế này?
Vấn đề thứ ba là số lượng và thể loại các tác phẩm văn chương trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn. Nhìn vào bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc trung học phổ thông hiện nay, ta thấy rõ ưu điểm ở tính hệ thống. Nghĩa là các tác phẩm văn chương được đưa vào dạy được sắp xếp theo từng giai đoạn lịch sử văn học từ xưa đến nay.
Văn học là di sản văn hóa của quốc gia nói riêng và nhân loại nói chung. Nhưng không có nghĩa là một học sinh trung học phổ thông phải biết hết, học hết tất cả di sản đó theo “kiểu cưỡi ngựa xem hoa”. Trong khi ở cuộc sống hiện tại, kỹ năng đọc hiểu văn bản và thể hiện, trình bày ý tưởng thành một văn bản hoàn chỉnh mới là cái quan trọng nhất, là công cụ để mỗi cá nhân phát triển ngôn ngữ và hoàn thiện tư duy. Kỹ năng này lại chưa được sách giáo khoa ngữ văn hiện nay chú trọng.
Những tác phẩm trong giai đoạn hiện đại thì học sinh không khó khăn lắm khi tiếp cận. Nhưng đối với những tác phẩm thuộc dòng văn học trung đại, đó chính là vấn đề mà các nhà viết sách cần cân nhắc cẩn thận khi đưa vào chương trình. Văn học trung đại gồm hai mảng chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Mỗi thể loại, các nhà viết sách đều đưa vào một tác phẩm để minh họa.
Độ khó trong văn học chữ Nôm được tính là một thì độ khó trong văn học chữ Hán lại tăng gấp bội. Muốn hiểu được tư tưởng, tình cảm cũng như cái tuyệt diệu trong nghệ thuật ngôn từ của tác giả thì bắt buộc giáo viên và học sinh đều phải tiếp cận từ nguyên tác chữ Hán trong khi thực tế giảng dạy, đa số giáo viên đều dạy từ bản dịch thơ. Bởi lẽ, ngay chính bản thân số đông giáo viên còn chưa hiểu khi đọc nguyên tác thì làm sao có thể truyền được “cái thần” của tác giả trong bài thơ cho học sinh hiểu?
Văn học là di sản văn hóa của quốc gia nói riêng và nhân loại nói chung. Điều đó không thể phủ nhận. Nhưng không có nghĩa là một học sinh trung học phổ thông phải biết hết, học hết tất cả di sản đó theo “kiểu cưỡi ngựa xem hoa”. Trong khi ở cuộc sống hiện tại, kỹ năng đọc hiểu văn bản và thể hiện, trình bày ý tưởng thành một văn bản hoàn chỉnh mới là cái quan trọng nhất, là công cụ để mỗi cá nhân phát triển ngôn ngữ và hoàn thiện tư duy. Kỹ năng này lại chưa được sách giáo khoa ngữ văn hiện nay chú trọng.
Với tình trạng này, khi mà học sinh tốt nghiệp lớp 12, thậm chí đến sinh viên đại học vẫn gặp khó khăn trong việc trình bày những suy nghĩ, tư duy của mình thành một hệ thống logic với cấu trúc mạch lạc, ngôn ngữ súc tích trong một văn bản thì tôi nghĩ rằng Bộ Giáo dục nên xác định rõ mục tiêu của việc dạy học văn trước khi biên soạn một bộ sách giáo khoa Ngữ văn không chỉ cho bậc trung học phổ thông mà còn cả cho bậc trung học cơ sở. Bởi lẽ, theo cái nhìn chưa chắc toàn diện của tôi thì bộ sách giáo khoa ngữ văn ở bậc trung học cơ sở cũng chẳng khá hơn so với bậc trung học phổ thông.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.