Nghiên cứu mới về vắc xin Pfizer làm rõ hiệu quả chống Covid-19 giảm dần

19/08/2021 15:00 GMT+7

Một nghiên cứu do Pfizer-BioNTech tài trợ cho thấy hiệu quả của vắc xin Covid-19 do hai công ty này chế tạo giảm 13 điểm phần trăm trong 6 tháng sau khi tiêm liều thứ 2, cho thấy cần tiêm mũi bổ sung trong tương lai.

Hơn 46.000 người ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Argentina, Nam Phi và Đức được theo dõi cho nghiên cứu trên, vốn chưa được giới chuyên gia trong ngành đánh giá, theo tờ South China Morning Post hôm nay 19.8. Trong số người tham gia nghiên cứu có khoảng 2.300 người trong độ tuổi từ 12-15 và phần còn lại trên 16 tuổi.

Vắc xin Pfizer, AstraZeneca giảm hiệu quả chống biến thể Delta sau 3 tháng

“Hiệu lực đạt đỉnh là 96,2% trong vòng từ 7 ngày đến 2 tháng sau khi tiêm liều thứ 2 và giảm dần đến 83,7% từ 4 tháng sau khi tiêm 2 liều đến khi dừng thu thập dữ liệu-mức giảm trung bình 6% sau mỗi 2 tháng”, theo nội dung mà nhóm tác giả nghiên cứu - phần lớn làm việc cho Pfizer hoặc BioNTech - viết trong một nghiên cứu được đưa lên chuyên trang medRxiv.org vào ngày 28.7. Nhóm tác giả cho rằng cần theo dõi tiếp để hiểu rõ hiệu quả còn lại của vắc xin theo thời gian, nhu cầu tiêm mũi bổ sung và thời điểm tiêm mũi này.
Trong khi đó, Reuters hôm nay dẫn nghiên cứu mới do Đại học Oxford (Anh) tiến hành cho thấy khả năng bảo vệ của hai loại vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech và AstraZeneca đối với biến thể Delta giảm dần trong 3 tháng.
Hai nghiên cứu trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ lên kế hoạch tiêm bổ sung mũi thứ 3 vào tháng tới, giữa lúc biến thể Delta làm gia tăng số ca nhiễm Covid-19 mới ở nước này, theo Reuters.

[VIDEO] Mỹ bắt đầu tiêm liều vắc xin Covid-19 tăng cường từ tháng 9

Trong khi đó, Israel hồi tháng trước đã bắt đầu tiêm liều vắc xin thứ 3 của Pfizer để đối phó đợt bùng phát mới do biến thể Delta gây ra. Nhiều nước châu Âu cũng có kế hoạch bắt đầu tiêm bổ sung cho những người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.