Nghiên cứu vật liệu nano ứng dụng trong điều trị ung thư

03/03/2021 21:44 GMT+7

Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , T.Ư Đoàn, Hội đồng xét tặng giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 tổ chức công bố 20 đề cử vào vòng bình chọn trực tuyến.

Anh Đoàn Lê Hoàng Tân là 1 trong số 20 gương được T.Ư Đoàn, đề cử xét tặng giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020, vừa có buổi giao lưu trực tuyến tại Báo Thanh Niên vào ngày 3.3.
Hiện anh Tân là Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và phân tử, ĐH Quốc gia TP.HCM. Lĩnh vực nghiên cứu của anh là vật liệu nano ứng dụng trong lĩnh vực y sinh như điều trị ung thư, chuyển hóa năng lượng, quan trắc môi trường.
 
Về điều trị ung thư có 2 phương pháp chính là xạ trị và hóa trị, nhưng theo anh Tân có hạn chế lớn là khả năng phân phối thuốc kém dẫn tới lượng thuốc sử dụng rất nhiều gây tác dụng phụ tới bệnh nhân. Chính vì vậy, nhóm anh Tân đã nghiên cứu tổng hợp các vật liệu nano, với các mục tiêu chính: Mang được nhiều chất kháng ung thư khác nhau, có khả năng dẫn truyền và phân phối dược chất đến các tế bào ung thư để tối ưu hóa, sau đó hạt nano có thể tự phân hủy và đào thải ra khỏi cơ thể tránh tích tụ nguy hiểm cho cơ thể... Ưu điểm của nghiên cứu này là tăng hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí và giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc.
Anh Tân cho biết: “Hồi học sinh mình rất yêu môn hóa, đăng ký vào khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Ở môi trường này mình học hỏi được rất nhiều, thấy con đường khoa học rất phù hợp nên mình theo đuổi từ khi tốt nghiệp ĐH đến giờ”.
Anh Tân quan niệm: "Nghiên cứu phải gắn liền với thực tiễn, áp dụng nghiên cứu vào phục vụ thực tiễn. Sản xuất thuốc là một quá trình rất dài và tốn kém chi phí, nhóm cố gắng hết sức hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để hoàn thiện. Hiện nhóm đã thử nghiệm trên động vật sau đó thử lâm sàng trên người. Sau đó nhóm sẽ cố gắng phát triển theo hướng ứng dụng vật liệu như chuyển hóa năng lượng như năng lượng nhiệt điện, vật liệu nhiệt điện hay cảm biến y sinh, cảm biến khí độc trong môi trường. Nhóm cũng có kế hoạch phát triển hướng nghiên cứu có khả năng khử mặn, giảm mặn nguồn nước...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.