|
Ngôi trường đặc biệt này có tên là Coconut. Ngoài những chi tiết cần thiết để che mưa, những phần còn lại của trường đều được thiết kế từ rác tái chế, chủ yếu là nhựa, theo Channel News Asia.
Đó là công trình đầy sáng tạo và đam mê của anh Ouk Vanday, 31 tuổi. Anh đã bỏ công việc quản lý khách sạn để bắt đầu dự án xây trường. Vanday kỳ vọng nó không chỉ giúp giáo dục những đứa trẻ mà còn góp phần thay đổi đất nước mình.
Ý tưởng dùng rác tái chế xây trường học nảy ra khi Vanday thấy có quá nhiều rác thải bằng nhựa xuất hiện trên đường phố và sông ngòi ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Trong một lần đạp xe đến đảo Koh Dach gần Phnom Penh, anh lại thấy bọn trẻ suốt ngày đi chơi thay vì đến trường.
Vanday mong muốn dự án của mình sẽ góp phần giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ Campuchia. “Ở Campuchia, ngay cả khi được giáo dục thì người ta vẫn hằng ngày vứt rác thải làm từ nhựa plastic do thói quen”, Vanday nói.
tin liên quan
Học sinh Nhật bị ‘chê’ thụ động trong việc họcHọc sinh Nhật Bản bị đánh giá là có thái độ thụ động với việc học của mình. Kết quả cuộc khảo sát này ở Nhật cũng cho biết phần lớn người dân cho rằng chương trình giáo dục bắt học sinh học vẹt theo sách giáo khoa.
Trường Coconut khai giảng vào tháng 3.2013 trên đảo Koh Dach. Nhiều em ở đây muốn đi học phải qua sông Mê Kông mới đến được trường ở Phnom Penh. Coconut không thay thế hoàn toàn được việc học của các em ở trường chính thống nhưng giúp củng cố kiến thức rất hữu ích, nhất là những ngày cuối tuần.
Coconut có 7 thầy cô, dạy học sinh các môn chính như: tiếng Anh, nghiên cứu máy tính... Ngoài ra, các em cũng có thể học thêm một số môn được giảng dạy ở trường chính thống.
Tổng cộng ngôi trường của anh Vanday có 230 học sinh. Các em được học hoàn toàn miễn phí. Khi nhà có vật dụng bằng nhựa cần vứt bỏ, học sinh sẽ mang vào trường để chuẩn bị nguyên liệu xây phòng mới.
Bình luận (0)