Vì sao ngủ trong phòng tối có thể cải thiện tuổi thọ?
Ngủ trong bóng tối hoàn toàn sẽ điều chỉnh quá trình sản xuất melatonin và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và trầm cảm, giúp chúng ta có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh hơn.
Điều chỉnh quá trình sản xuất melatonin
Tiến sĩ Ana Luiza Agamme (Đại học Liên bang São Paulo, Brazil) giải thích: Cơ thể sản xuất melatonin - loại hoóc môn giúp điều hòa giấc ngủ, và đỉnh điểm của quá trình sản xuất melatonin thường xảy ra vào nửa đêm.
Ngoài ra, melatonin còn có tính chống oxy hóa, chống viêm.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
Việc tiếp xúc lâu với ánh sáng vào ban đêm làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, như ung thư và béo phì.
Một nghiên cứu gần đây thậm chí còn chỉ ra rằng ngủ bật đèn chỉ một đêm cũng làm tăng tình trạng kháng insulin vào ngày hôm sau. Theo thời gian, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Giảm nguy cơ trầm cảm
Người lớn tuổi tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, thậm chí ở mức thấp nhất, cũng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh sáng xung quanh giờ đi ngủ.
Thời gian tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm càng lâu thì nguy cơ bị trầm cảm càng cao, theo Healthnews.
Một số mẹo để tạo một căn phòng tối:
Tắt hết đèn khi ngủ. Sử dụng cửa, rèm cửa để chặn ánh sáng và tiếng ồn từ bên ngoài.
Rút phích cắm các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng vì chúng phát ra ánh sáng xanh, có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin.
Nếu cần phải ngủ bật đèn, hãy chọn ánh sáng màu hổ phách hoặc đỏ, cam sẽ ít kích thích não hơn.
Đeo mặt nạ che mắt khi ngủ để giúp chặn ánh sáng và có giấc ngủ khỏe mạnh.
Hãy nhớ rằng, giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, vì vậy hãy đảm bảo ngủ đủ và ngon giấc mỗi đêm, theo Healthnews.
Bình luận (0)