Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một phân tích tổng hợp quan sát hơn 300.000 người và phát hiện rằng giấc ngủ ban ngày dài hơn 60 phút có thể dẫn đến 45% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 so với việc không chợp mắt vào ban ngày.
Giấc ngủ trưa dài có thể là dấu hiệu với những người không được khỏe hoặc trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường. Họ sẽ có triệu chứng ngủ trưa dài hơn vì cơ thể lúc đó cảm thấy mệt mỏi.
tin liên quan
Làm sao để dễ ngủ và ngủ ngon?Một nghiên cứu thuộc Trường đại học Freiburg cho hay giấc ngủ rất quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe. Các nhà nghiên cứu chỉ ra có sự liên kết giữa các tế bào trong não bộ và suy nghĩ, theo Dailymail.
Giáo sư Naveed Sattar cho biết từ kết quả nghiên cứu rằng: “Việc ngủ trưa nhiều có thể là dấu hiệu báo hiệu nguy cơ tiểu đường. Điều này có thể do lượng đường hơi cao trong cơ thể, đây cũng là dạng cảnh báo sớm dấu hiệu bị tiểu đường cho người bệnh".
Hiện nay, nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa các triệu chứng rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường. “Giấc ngủ dài vào ban ngày cũng có thể là kết quả của việc không ngủ yên giấc vào ban đêm. Rối loạn giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, các vấn đề về tim mạch, rối loạn chuyển hóa khác bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 2”, giáo sư Naveed Sattar cho biết thêm.
tin liên quan
Chuyện gì xảy ra khi ngủ quá nhiều?Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng, nhưng nếu ngủ quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Giấc ngủ trưa ngắn, khoảng 40 phút, giúp tăng khả năng tỉnh táo cao sau đó. Đây cũng là kết quả được trình bày tại Hiệp hội châu Âu về nghiên cứu bệnh tiểu đường ở Munich, Đức vừa qua.
Bình luận (0)