Ngừa tai nạn cho trẻ nhỏ

09/05/2017 09:01 GMT+7

Ăn, uống nhầm hóa chất; ngã, chấn thương trong lúc vui đùa là những tai nạn rất dễ gặp ở trẻ nhỏ do người lớn sơ suất.

Tưởng hóa chất là đường, nước ngọt
Bé trai Nguyễn Văn M. (3 tuổi, ở tỉnh Hòa Bình) trong lúc cùng anh trai đi chơi nhặt được gói bột hóa chất màu trắng liền bỏ vào miệng ăn. Vài giờ sau đó, bé bị phỏng rộp toàn bộ vùng miệng, được người nhà đưa vào bệnh viện tại địa phương rồi tiếp tục chuyển đến Khoa Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội). Bé nhập viện trong tình trạng sưng nề môi, loét miệng, xuất tiết nhiều đờm dãi. Vùng trước khuỷu tay trái của bé M. cũng bị loét do dính chất bột màu trắng. Gia đình cho rằng bé M. ăn gói bột này vì tưởng đó là đường.
Tại khoa cấp cứu chống độc, sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định bé M. bị bỏng thực quản dạ dày do ăn nhầm hóa chất (nghi là xút natri hidroxit - NaOH) và nhanh chóng tiến hành nội soi thực quản dạ dày cấp cứu bệnh nhi do toàn bộ vùng thực quản, dạ dày bị phỏng rộp. Sau cấp cứu, hằng ngày bé M. được tiêm kháng sinh, vệ sinh miệng, da. Sau đợt điều trị, các vết thương vùng miệng của bé đã bắt đầu khô, vùng loét da trước khuỷu tay trái bong vảy, bé ngủ tốt, không còn quấy khóc.

tin liên quan

Đừng chủ quan với lồng ruột!
Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, trong đó một đoạn ruột chui lồng vào đoạn ruột tiếp theo, là nguyên nhân thường gặp của tắc ruột cơ học ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mà cơ chế là vừa bịt nút, vừa thắt nghẹt. 

Tai nạn ăn uống nhầm hóa chất (nhất là javel, a xít hoặc kiềm) là dạng tai nạn sinh hoạt điển hình các bác sĩ tiếp nhận hằng năm tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Các bác sĩ lưu ý, bệnh nhân bỏng thực quản dạ dày, sau giai đoạn bỏng, niêm mạc nơi thực quản bị tổn thương sẽ hình thành sẹo có thể gây co rút làm cho lòng thực quản teo nhỏ dần, khiến trẻ không thể ăn uống được dẫn đến tình trạng suy kiệt, phải ăn qua ống hoặc mở dạ dày qua da và có thể dẫn đến tử vong. Với các vết bỏng ở ngoài da, sau giai đoạn lành vết thương sẽ đến giai đoạn sẹo co rút da. Nếu bị bỏng ở vùng cổ - cằm, sẹo sẽ kéo cằm và môi xuống, nạn nhân ngậm miệng lại không được, ăn uống khó khăn. Do đó, gia đình cần rất cẩn trọng khi trông nom trẻ, đặc biệt phải để các hóa chất xa tầm tay trẻ để tránh các tai nạn đáng tiếc.
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết khoa đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ uống xăng, dầu hỏa, thậm chí a xít ắc quy. Nguyên nhân do người lớn thường đựng các chất này trong vỏ chai nước khoáng, nước ngọt khiến trẻ uống nhầm.
Bác sĩ khuyến cáo ngay khi phát hiện trẻ ăn, uống nhầm hóa chất gây bỏng, cần rửa vùng xung quanh miệng của trẻ bằng nước sạch; cho trẻ uống từng ngụm nước lọc nhỏ để có thể làm loãng lượng hóa chất đã đưa vào cơ thể và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời can thiệp. Không cố gắng gây nôn để tránh gây bỏng thực quản và miệng.

tin liên quan

Hãy quan tâm cách ngồi của trẻ
Tư thế ngồi chữ 'W' phổ biến nhưng lại là điều đáng lo ngại cảnh báo cha mẹ về những nguy hiểm của tư thế này, theo Mirror.

Nhiều trường hợp chấn thương, đuối nước
Bệnh viện Nhi T.Ư mới đây tiếp nhận một bé trai 9 tuổi (ở Nghệ An) bị cành cây chạc đôi đâm xuyên cổ do bé bị ngã trong lúc chơi đùa. Nạn nhân nhập viện với vết thương nhiễm trùng và hoại tử rất nặng; qua khám và kết quả chụp chẩn đoán đã xác định dị vật cứng nằm trong cổ. Cháu bé được mổ cấp cứu lấy ra đoạn cây dài 8 cm, đường kính 1,2 cm, đồng thời cắt bỏ tổ chức hoại tử, cầm máu. Chạc cây đâm từ thành cổ trái xuyên sau gáy, một nhánh cây nhỏ nằm ngang cũng gây rách toàn bộ cổ phía trước sát khí quản. Vết thương bị nhiễm trùng và nhiễm độc rất nặng do đã sang ngày thứ 3. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, nguy cơ cao tử vong do bị sốc nhiễm trùng. Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, người trực tiếp phẫu thuật ca này, cho biết đây là một trong những tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng có thể xảy ra với trẻ em. Nếu không may gặp phải, trẻ cần được đưa đến bệnh viện sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Đuối nước cũng là tai nạn đang gia tăng, đáng lo ngại hơn trong mùa hè. Báo chí gần đây liên tiếp đưa tin các ca trẻ đuối nước tử vong ở nhiều địa phương. Vì vậy, nên cho trẻ học bơi; hướng dẫn cho trẻ bơi tại khu vực an toàn, có người quan sát. Gia đình cần quan tâm sát sao khi trông trẻ nhỏ; với trẻ lớn cần hướng cho con những hình thức giải trí lành mạnh, an toàn và cũng phải theo dõi thường xuyên.

tin liên quan

Bé 4 tuổi ho phát ra tiếng... kèn
Gia đình nghi ngờ bé nuốt dị vật nên đã đưa bé đi khám, chụp X-quang nhưng không phát hiện gì. Tuy nhiên, 3 tháng gần đây bé ho rất nhiều, có lần ho phát ra tiếng… kèn.    
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.