Theo CNN Indonesia, cho đến lúc này đã ghi nhận 174 người chết và hơn 300 người bị thương trong thảm kịch tại sân vận động Kanjuruhan ở Malang, Đông Java, Indonesia.
Theo đó, trong số 174 người tử vong, có khoảng 17 thiếu niên (12 đến 17 tuổi) xấu số đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn.
Dự kiến, những số liệu về người thiệt mạng và bị thương sẽ còn có những biến động trong thời gian tới theo ghi nhận của cơ sở y tế tại Đông Java.
Bên cạnh đó, vụ bạo loạn trên cũng khiến 8 xe cảnh sát không còn nguyên vẹn và cơ sở hạ tầng của sân vận động Kanjuruhan bị hư hại nặng nề.
Chính quyền tỉnh Đông Java đã huy động, bố trí nhiều bệnh viện cũng như phòng khám để đáp ứng cho việc cấp cứu các nạn nhân của vụ bạo loạn vào tối 1.10.
Số thương vong trong vụ bạo loạn ở Indonesia đang có dấu hiệu tăng lên |
afp |
Thảm kịch xảy ra khi hàng nghìn CĐV của Arema FC lao vào sân, sau khi đội nhà để thua Persebaya với tỷ số 2-3. Các cầu thủ và tất cả các thành viên của đội Persebaya ngay lập tức rời khỏi sân Kanjuruhan bằng 4 xe đặc chủng của cảnh sát.
Trước đó, vụ bạo loạn được cho là bắt nguồn từ các CĐV quá khích của đội Arema FC. Họ đã phản ứng dữ đội vì đội nhà để thua trận trước đội khách Persebaya Surabaya với tỷ số 2-3 trong trận derby căng thẳng của tỉnh Đông Java. Sau khi trận đấu kết thúc, nhiều CĐV đã tràn xuống sân tấn công để thể hiện sự giận dữ bằng cách tấn công các cầu thủ và cả cảnh sát.
Lực lượng cảnh sát bắn hơi cay vào các CĐV |
BOLATIMES.COM |
Trước tình huống này, cảnh sát phải bắn hơi cay và dẫn đến cảnh giẫm đạp hỗn loạn cùng các trường hợp bị ngạt.
Cho đến lúc này, bên cạnh 174 người thiệt mạng thì cũng có 2 cảnh sát đã hy sinh sau vụ bạo loạn.
Lực lượng cảnh sát Indonesia đã bị chỉ trích vì đã bắn đạn hơi cay lên cả khán đài, nơi nhiều CĐV không quá khích đang ngồi. Chính điều này đã gây ra cảnh hỗn loạn và khiến cho nhiều người thiệt mạng, bị thương.
Từ bạo loạn ở Indonedia, nhìn lại những thảm kịch kinh hoàng trong lịch sử bóng đá |
Bình luận (0)