Liên quan đến các trường hợp choáng, đau đầu, xỉu phải nhập viện chăm sóc y tế tại một số trường học mới đây, ông Phu cho rằng, nguyên nhân do các học sinh có tâm lý lo lắng, phản ứng dây chuyền không phải do chất lượng vắc xin.
Cũng theo ông Phu, sau một số sự cố vắc xin trong năm 2013, có hiện tượng e ngại tiêm chủng miễn phí. Vừa qua, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi đạt mức cao 95 - 97%, tuy nhiên nhiều gia đình cho con tiêm dịch vụ. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B (cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh) đạt thấp, trung bình 60%, có nơi, có thời điểm chỉ đạt 30%. Ông Phu khẳng định, vắc xin sởi - rubella tiêm trong chiến dịch đạt tiêu chuẩn của WHO, được cấp phép lưu hành tại VN và đều được kiểm định từng lô trước khi đưa vào sử dụng. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã tham gia giám sát chất lượng tiêm chủng và sẽ tiếp tục hoạt động này cho đến khi kết thúc chiến dịch vào tháng 3.2015.
Cùng ngày tại Gia Lai, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh xác nhận: “Toàn tỉnh ghi nhận 61 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, một số trường hợp nhập viện theo dõi, chưa có trường hợp nào tử vong”. Ông Hải nói thêm: “Ngoài hai trường hợp phản ứng mạnh như sốt, chân tay lạnh, đau đầu sau khi tiêm, những trường hợp còn lại chỉ là phản ứng tâm lý dây chuyền. Cha mẹ các cháu đừng vì thế mà không cho con mình tiêm chủng”.
Sáng qua sức khỏe của 15 học sinh Trường tiểu học Nay De, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) cũng đã ổn định và xuất viện vào chiều cùng ngày để tiếp tục đến trường.
Liên Châu - Trần Hiếu
>> Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella
>> Phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella
>> Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh giảm mạnh
>> Đổ xô đi tiêm vắc xin
>> Xếp hàng giữa trời nắng nóng chờ tiêm vắc xin
Bình luận (0)