Ban tổ chức lễ hội chọn khu đất bằng, rộng giữa trung tâm xã để làm đường đua, rồi đóng cọc, giăng dây để tạo hàng rào cho người xem.
Mới mờ sáng nhưng hàng ngàn người đổ về xã An Xuân để xem đua ngựa Đức Huy
|
Và ngay từ tờ mờ sáng đã có hàng ngàn du khách khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận đổ xô về xã An Xuân để xem đua ngựa. Đường vào trung tâm xã chật cứng, người xem phải chen chúc nhau để có vị trí quan sát tốt nhất. Nhiều người phải trèo lên cây để xem.
Ngựa thồ tập kết trước khi đua Đức Huy
|
Hội đua năm nay có 32 kỵ sĩ và 32 ngựa đua ở huyện Tuy An, huyện Đông Hòa tham gia tranh tài. Kỵ sĩ là những nông dân chân đất, ngựa đua là ngựa thồ hàng mà người dân thường sử dụng chuyên chở nông sản vùng núi (do các phương tiện xe máy không thể vào được). Và cũng chính vì thế, trên lưng ngựa đua không có yên cương, không bàn đạp giữ chân kỵ sĩ. Thế nhưng, cuộc đua không vì thế mà không hấp dẫn người xem. Chị Lê Thị Hương, du khách đến từ TP.Tuy Hòa cùng nhóm bạn thuê xe để đi xem cuộc đua này. Chứng kiến những cảnh đua diễn ra kịch tính, chị Hương thốt lên: “Rất là vui, rất là thú vị”.
Chuẩn bị trước khi đưa ngựa vào đường đua Đức Huy
|
Khán giả vui là vì là ngựa thồ nên đường đua khá xa lạ. Và lâu nay, những con ngựa này chỉ biết thồ hàng nơi vắng vẻ, ít người nên khi thấy đám đông thì không chịu vào vị trí xuất phát. Để đưa ngựa đua vào vị trí phải cần đến sự trợ giúp từ 2-3 người thì kỵ sĩ mới lên được lưng ngựa. Khi trọng tài phất cờ xuất phát thì một số ngựa đua không chịu chạy trên đường đua mà chạy thẳng vào... lối ra. Một số kỵ sĩ ngã khỏi lưng ngựa ngay sau khi xuất phát. Mặc dù không còn người điều khiển nhưng ngựa đua vẫn chạy, khiến người xem vô cùng phấn khích, reo hò. Anh Lê Văn Vũ, du khách ở TP.Tuy Hòa, chia sẻ: “Có những chú ngựa chạy sau nhưng bứt phá rất gay cấn giống như những cuộc đua ngựa chuyên nghiệp vậy”.
Một khán giả nhí tranh thủ chụp ảnh lưu niệm với ngựa đua Đức Huy
|
Nông dân Nguyễn Thái Bình ở xã An Định (huyện Tuy An) lần đầu tiên đưa ngựa đến tham gia hội đua ngựa này. Lâu nay, ông Bình không tham gia vì điều kiện chưa cho phép. Nhưng lần này, ông Bình quyết tâm đưa ngựa của mình thử sức cho giải đấu năm nay. “Ngựa chủ yếu là chở thổ sản trên rẫy trên nương. Trước khi đua, mình cho nó ăn hơn tất cả con ngựa khác. Trước khi thi đấu, tập luyện chút đỉnh chứ không tập gì nhiều lắm”, ông Bình cho hay.
Đường đua Đức Huy
|
Và chính vì cuộc đua mang đậm tính làng quê nên khiến người xem và cả người đua có nhiều cảm xúc, trải nghiệm thú vị. Và mỗi khi kỵ sĩ rơi xuống đất thì người xem lại cổ vũ nhiệt tình nên họ hăng hái trở lại đường đua. Kỵ sĩ Võ Thanh Tùng, quê ở xã An Hiệp (huyện Tuy An), đã 3 lần tham gia cuộc đua ngựa Gò Thì Thùng nhưng vẫn có được cảm giác thi đấu quyết liệt.
Ngưa đua xuất phát Đức Huy
|
Ông Đặng Văn Vinh, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy An, Trưởng ban tổ chức Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng, cho biết thời tiết thuận lợi nên lượng du khách đến xem hội rất đông. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị rất chu đáo nên an ninh trật tự ổn định; các lượt đua diễn ra an toàn và hấp dẫn.
Ngựa đua cùng kỵ sĩ bứt phá tranh tài Đức Huy
|
Kết thúc hội đua, kỵ sĩ Lê Thành Trung (xã An Hiệp, huyện Tuy An) cùng ngựa đua số 1 giành giải nhất.
Một kỵ sĩ sắp rơi khỏi ngựa đua Đức Huy
|
Ngựa về nhất cùng với ngựa không có kỵ sĩ điều khiển Đức Huy
|
Khán giả trèo lên cây để xem Đức Huy
|
Bình luận (0)