Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết vào sáng ngày 11.12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở ngay trên vùng biển phía nam đảo Huyền Trân (thuộc quần đảo Trường Sa).
Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp hầu như ít di chuyển, sau đó sẽ dịch chuyển chậm về phía tây tây bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phân tích trên nên khu vực giữa và nam biển đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa); vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch đông nên ở vùng biển phía đông khu vực bắc Biển đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp dịch chuyển về phía tây tây bắc, từ chiều tối nay 11.12 đến hết 13.12 ở nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/ đợt) và rải rác có dông; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
tin liên quan
Cảnh báo ngập do triều cườngĐỉnh triều cao nhất trong đợt này xuất hiện vào ngày 14 - 15.12. Khu vực TP.HCM và TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) có khả năng ngập sâu ở những vùng trũng thấp; TP.Biên Hòa (Đồng Nai) cũng có khả năng ngập.
Trong khi đó, mực nước vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đang lên theo kỳ triều cường Rằm tháng 11 Âm lịch. Mực nước thực đo cao nhất tính đến 7 giờ ngày 10.12, tại một số trạm như sau: Trên sông Sài Gòn, tại trạm Thủ Dầu Một (Bình Dương) đạt 1,4m, cao hơn báo động 3 là 0,10m; trạm Phú An (sông Sài Gòn) đạt 1,45, cao hơn báo động 2 là 0,05m
Mực nước cao nhất ngày vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai sẽ tiếp tục lên trong những ngày tới. Đến khoảng ngày 12.12, mực nước tại trạm Phú An sẽ vượt mức
Đỉnh triều cao nhất trong đợt này xuất hiện vào ngày 14 - 15.12.2016 (ngày 16 - 17 tháng 11 Âm lịch). Tại trạm Phú An và Nhà Bè có khả năng lên mức 1,57 –-1,62m (cao hơn báo động 3 là 0,07 – 0,12m), thời gian xuất hiện từ 4 - 6 giờ; đỉnh buổi chiều thấp hơn (ở mức xấp xỉ báo động 3) xuất hiện khoảng 16 - 18 giờ.
Tại trạm Thủ Dầu Một có khả năng đạt mức cao hơn báo động 3 khoảng 0,15 – 0,20m. Tại trạm Biên Hòa (Đồng Nai) có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn báo động 2. Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực TP.HCM và thành phố Thủ Dầu Một có khả năng ở cấp độ 3, TP.Biên Hòa ở cấp độ 2.
Như vậy trong tuần tới, người dân TP.HCM nhiều khả năng phải đối mặt với tổ hợp mưa lớn kết hợp triều cường. Điều này nhiều khả năng sẽ gây ách tắc giao thông nghiêm trọng trong giờ cao điểm.
Bình luận (0)