Người dân vùng 'căn cứ địa' Hezbollah phập phồng lo bị kẹt giữa hai làn đạn

Người dân vùng 'căn cứ địa' Hezbollah phập phồng lo bị kẹt giữa hai làn đạn

28/10/2023 08:54 GMT+7

Tại một thị trấn ở miền nam Li Băng, nơi pháo kích của Israel đã giết chết hơn 100 người vào năm 1996 và hàng chục người trong một cuộc không kích năm 2006, các cuộc đụng độ biên giới khiến một số người dân lo sợ rằng họ không thể trốn thoát nếu xung đột mở rộng.

Chiếc xe tăng rỉ sét này là của Israel, một vật chứng gợi lại thời điểm Israel chiếm đóng các vùng phía nam Li Băng vào năm 1996.

Cuộc xung đột đó khác với xung đột ngày nay giữa Israel và các nhóm dân quân Hồi giáo.

Nhưng thị trấn Qana ở Li Băng là căn cứ địa của một trong những nhóm vũ trang đó. Đó chính là Hezbollah - kẻ thù truyền kiếp của Israel.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới bày tỏ lo ngại cuộc chiến hiện nay sẽ lan rộng sang các nước khác.

Một số người ở Qana nói rằng đó không chỉ là điều không thể tránh khỏi - mà họ đã quen với điều đó và có lẽ lần này sẽ không thể thoát ra được.

Người dân ở thành trì Hezbollah lo sợ chiến tranh xảy ra  - Ảnh 1.

Bà Rabab Yousef xem lại bức hình thi thể con gái đã mất trong cuộc không kích của Israel vào năm 2006

REUTERS

Bà Rabab Yousef đã mất con gái trong một cuộc không kích của Israel năm 2006. Bà nói thỉnh thoảng các bên gây ra chiến tranh và gia đình nào đó sẽ mất đi một người thân yêu.

Bà Yousef chia sẻ: "Điều thực sự làm tôi chấn động là một cuộc phỏng vấn với một đứa trẻ Palestine. Nhà báo hỏi cậu bé 'Lớn lên cháu muốn làm gì?'. Cậu bé trả lời: 'Ở Palestine, chúng cháu không lớn lên. Họ giết chúng cháu. Nếu chúng cháu tới trường, họ sẽ giết chúng cháu'".

"Những quyền trẻ em mà mọi người trên khắp thế giới đòi hỏi ở đâu? Tôi không hiểu, sai lầm duy nhất của chúng tôi là chúng tôi vẫn ở trên mảnh đất của mình. Đó là sai lầm duy nhất của chúng tôi. Đó là một sai lầm vì chúng tôi đã chọn bảo vệ mảnh đất của mình, giống như bất kỳ ai khác sống trên mảnh đất của họ ở một quốc gia khác, ở châu Âu hoặc châu Mỹ", bà nói.

Qana được cho là nơi chúa Jesus làm phép thuật biến nước thành rượu vang theo thánh kinh Thiên chúa giáo. Nhưng nơi đây cũng là thành trì của Hezbollah, một tổ chức vừa là nhóm vũ trang vừa là lực lượng chính trị trong nước.

Cuộc đấu súng giữa Israel và Hezbollah đã gây ra hậu quả tàn khốc trong quá khứ. Trong cuộc không kích năm 2006 cướp đi con gái của bà Yousef, tổng cộng 28 người thiệt mạng, một nửa trong số đó là trẻ em. Israel khi đó thừa nhận trận không kích đó là một sai lầm.

Một vụ pháo kích khác vào năm 1996 đã đánh trúng một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, giết chết hơn 100 người đang lánh nạn tại đó, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Israel đã bày tỏ hối tiếc về thảm kịch đó, và sau đó đã dừng chiến dịch tấn công.

Ông Jamil Salameh may mắn sống sót sau vụ việc năm ấy và hiện là nhân viên bảo vệ tại đài tưởng niệm ở căn cứ Liên Hiệp Quốc.

"Đây là những ngôi mộ tập thể. Chúng tôi biết tên nhưng chúng tôi không có thi thể của họ", ông Salameh cho biết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.