Đến Sơn Nham thì sông Trà chia cắt xã này làm hai, biến Chàm Rao thành một "ốc đảo" với phần còn lại. Để đến trung tâm xã, 320 hộ dân nơi đây phải đi lại bằng đò, vất vả nhất là 45 học sinh (HS) Trường tiểu học và THCS xã Sơn Nham cùng với 50 HS Trường THPT Quang Trung.
Đối với những giáo viên ở Trường Sơn Nham, mỗi mùa mưa đến đồng nghĩa với một "mùa lo" bởi đoạn sông giữa thôn Xà Nây và thôn Chàm Rao rộng 100 m, dòng nước chảy xiết là mối nguy hiểm chực chờ cho những cô cậu học trò hay nghịch.
tin liên quan
Thầy giáo sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ giảng dạyNhững năm giảng dạy tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng, thầy Lê Cư không ngừng mày mò, nghiên cứu sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ giảng dạy, nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tại Đà Nẵng.
Trăn trở với những rủi ro trên đường đi học của HS, 7 năm trước, thầy Mai Hồng Hà, lúc đó là chủ tịch công đoàn trường, đã đề xuất giải pháp phân công giáo viên đến bến đò sau giờ tan trường để nhắc nhở, dặn dò HS. Từ đó, “giám hộ” HS ở bến đò trở thành một phần công việc của các giáo viên tại đây.
Cô Lâm Thị Quỳnh Diễm, giáo viên của Trường Sơn Nham, sau khi đi một đoạn 3 km đến bến đò, cô sửa soạn lại áo phao, nhắc nhở các HS trật tự lên đò để qua sông an toàn. Hai chiếc đò nhưng có đến gần 50 HS, bởi thế phải chia thành từng tốp đi nhiều chuyến để về lại Chàm Rao. Đợi đến khi tất cả HS qua phía bên kia, cô Diễm mới quay về nhà.
tin liên quan
Người biến nơi 'không ai muốn đến' thành trường đạt chuẩn quốc giaTáo bạo trong cách nghĩ, cách làm, một cô giáo đã vực dậy một ngôi trường mầm non xốc xếch, xuống cấp, không ai dám gửi con trở thành một ngôi trường điểm trên địa bàn.
"Mỗi tuần em phải trực 2 - 3 buổi, buổi nào bận thì đổi lịch cho giáo viên khác", Diễm thổ lộ về "nghiệp vụ" mà cô chưa từng được học ở môi trường sư phạm. Ở Trường Sơn Nham, không giáo viên nào được "miễn" trực đò. Thầy Mai Hồng Hà, hiện là hiệu trưởng cũng ra bến trực đò. "Ngày nào chúng tôi cũng cử ít nhất 2 thầy cô đến bến để nắm tình hình nước sông và nhắc nhở các em", thầy Hà nói giữa tiếng máy nổ của chiếc đò đang đưa HS qua sông.
Đã từng xảy ra thảm kịch tại bến đò này. Đó là năm 2010, hai mẹ con bị chết đuối do nước cuốn trôi. Và gần đây, một buổi sáng năm 2014, 2 HS của trường ra bến thử tự lái đò và không làm chủ được phương tiện, bị nước cuốn trôi tử vong do không có ai ở bến. Một trong 2 HS là con giáo viên của trường. Điều đó đã để lại những ám ảnh đau lòng với thầy cô giáo nơi đây, khiến họ luôn cảnh giác thường trực với những rủi ro có thể xảy đến với HS.
tin liên quan
Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị Hà Tĩnh tạo điều kiện cho giáo viên làm chuyên mônBộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa có công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đề nghị chính quyền tỉnh này tạo điều kiện để giáo viên được làm tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Trực đò trở thành điều không thể thiếu mà các thầy, các cô phải trải qua khi giảng dạy ở miền sơn cước này. Khi đồng bào vẫn còn nghèo, khi đường đến trường vẫn còn gập ghềnh, các thầy, các cô đã "đưa đò" để nâng đỡ các em vượt qua cái nghèo, bảo bọc các em trước những rủi ro trên đường đến trường.
Những chuyến đò đưa HS qua sông, những chuyến đò đến "bến bờ" tri thức, đều có sự giúp sức của thầy cô. Có thể vì những khó khăn vẫn còn nhiều, các em có thể sẽ không đi xa trên con đường học vấn nhưng ở bến đò này, các em đã được học một bài học từ chính nghĩa cử của thầy cô giáo mình. Đó là bài học về sự tận tụy, hết mình trong công việc, bài học về tấm lòng yêu thương, bảo bọc của thầy cô.
tin liên quan
Những món quà 'quý hơn vàng' học sinh gửi thầy côNhững bức thư do chính tay học sinh viết bằng cảm xúc chân thật đã khẳng định tình thầy trò vẫn tồn tại rất đẹp dù ở bất cứ thời nào.
Bình luận (0)