Hôm 25.11, ông Steve Verze, một kỹ sư người Anh 47 tuổi ở London, đã được gắn nhãn cầu in 3D. Trước đó, hình ảnh 3D của mắt được gửi đến Đức để in và chuyển về Anh để một bác sĩ chuyên khoa thuộc Bệnh viện mắt Moorfields (Anh) hoàn thiện.
Theo Bệnh viện mắt Moorfields, đây là nhãn cầu giả đầu tiên được tạo ra hoàn toàn bằng kỹ thuật số và nó cũng là một phần của thử nghiệm lâm sàng nhằm đẩy nhanh quá trình thay thế mắt cũng như làm cho chúng chân thật hơn. Mắt in 3D được thiết kế với độ sâu thực của đồng tử và độ nét cao. Các hình ảnh cho thấy võng mạc của mắt in 3D hoàn toàn giống với võng mạc thật của mắt người.
Ông Steve Verze |
chụp màn hình CNN |
Bên cạnh đó, quy trình gắn mắt in 3D cũng ít xâm lấn hơn - quét hốc mắt bằng kỹ thuật số để tạo ra hình ảnh chi tiết thay vì phải lấy khuôn từ hốc mắt như các phương pháp truyền thống. Trong khi mống mắt (tròng đen của mắt) của những loại mắt giả khác được vẽ bằng tay và thiết kế ngăn ánh sáng truyền vào độ sâu thực của mắt, công nghệ in 3D giúp tạo ra nhãn cầu chân thật hơn vì toàn bộ quy trình đều được thực hiện bằng kỹ thuật số.
Trước đây, bệnh nhân phải chờ khoảng 6 tuần để có một con mắt mới, sau đó phải trải qua một cuộc phẫu thuật, nhiều lần hẹn khám và phải đợi thêm từ 4 - 5 tháng để được lắp mắt. Trong khi đó, in 3D có khả năng cắt giảm một nửa thời gian, từ 6 tuần xuống còn khoảng 2 - 3 tuần.
Giáo sư Mandeep Sagoo, chuyên gia tư vấn nhãn khoa tại Bệnh viện mắt Moorfields, cho biết: “Chúng tôi hy vọng thử nghiệm lâm sàng sắp tới sẽ cung cấp bằng chứng rõ ràng về giá trị của công nghệ mới này và cho thấy giá trị khác biệt của nó đối với bệnh nhân”. Các chuyên gia đánh giá, mặc dù nhãn cầu giả không mang lại thị lực cho người sử dụng, nhưng rõ ràng nó giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sự tự tin.
In hàm bằng phương pháp 3D để cấy ghép tại Úc |
Bình luận (0)