Người Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh từng ‘an cư lạc nghiệp’ ở Đàng Trong thế kỷ 17

15/05/2022 10:35 GMT+7

Đại Việt giai đoạn 1627-1672 là thời kỳ nội chiến căng thẳng. Trước đó, từ năm 1617, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mời người Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh đến cư trú ở Đàng Trong, cho phép thiết lập thương điếm với những chính sách thuế ưu đãi.

Kể từ khi được thành lập vào cuối năm 1600, Công ty Đông Ấn Anh (EIC) mang trọng trách xâm nhập thị trường thương mại Đông Á, trong đó có Đàng Trong vì ở đó có những sản phẩm giá trị mà người châu Âu thèm muốn như: gốm sứ, tơ lụa, đường, hương liệu… Dù đã cố gắng nhưng nửa thế kỷ đầu EIC không đặt được dấu ấn ở thị trường này.

Lính xứ Đàng Trong

T.L

Trong hai thập niên 1660-1670, EIC quay trở lại mạnh mẽ, tái xâm nhập thị trường Đông Á thông qua việc thành lập nhiều thương điếm ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Miên, Xiêm La, Đàng Ngoài và Đàng Trong của Đại Việt…

Chúa Trịnh chọn công ty Đông Ấn Hà Lan làm đối tác quân sự chính

Công trình nghiên cứu Quan hệ Anh - Việt Nam (1614-1705): từ tự do thương mại đến xung đột chính trị, quân sự (Thư Books và NXB Khoa học xã hội ấn hành) của Trần Ngọc Dũng tập trung khảo sát một thế kỷ quan hệ thương mại và ngoại giao giữa Anh với hai chính quyền ở Đại Việt.

Kể từ khi được thành lập vào cuối năm 1600, Công ty Đông Ấn Anh (EIC) mang trọng trách xâm nhập thị trường thương mại Đông Á, ở đó có những sản phẩm giá trị mà người châu Âu thèm muốn như gốm sứ, tơ lụa, đường, hương liệu...

Dù đã cố gắng nhưng nửa thế kỷ đầu EIC không đặt được dấu ấn ở thị trường này. Trong hai thập niên 1660-1670, EIC quay trở lại mạnh mẽ, tái xâm nhập thị trường Đông Á thông qua việc thành lập nhiều thương điếm ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Miên, Xiêm La, Đàng Ngoài và Đàng Trong của Đại Việt…

Đại Việt giai đoạn 1627-1672 là thời kỳ nội chiến căng thẳng, bấy giờ kinh tế thương mại phục vụ chiến tranh và an ninh quốc phòng. Trước đó, từ năm 1617, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã mời người Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh đến cư trú ở Đàng Trong, cho phép thiết lập thương điếm, tự do buôn bán, giao thương với những chính sách thuế ưu đãi.

Với riêng người Anh, vì đang tập trung khai thác thị trường lụa ở Nhật Bản nên họ đứng ngoài cuộc chơi. Từ quan hệ này, những đại bác, vũ khí hiện đại của Bồ Đào Nha được nhập khẩu vào Đàng Trong hàng năm.

Công trình nghiên cứu Quan hệ Anh - Việt Nam (1614-1705): từ tự do thương mại đến xung đột chính trị, quân sự (Thư Books và NXB Khoa học xã hội ấn hành)

NXB

Để tăng cường sức mạnh quân sự, chính quyền Đàng Ngoài chọn Bồ Đào Nha là nguồn cung cấp vũ khí, từ năm 1637 chúa Trịnh chọn Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) là đối tác quân sự chính.

Người Anh và thương nhân Anh đến Đàng Ngoài rất muộn (năm 1672), bấy giờ chúa Trịnh trở lại với chính sách hạn chế người nước ngoài sau giai đoạn dài mở cửa. Là kẻ đến sau, và không đúng thời điểm, nên EIC gặp rất nhiều khó khăn ở Đàng Ngoài.

Người Anh đặt thương điếm ở Đàng Ngoài từ năm 1672 đến năm 1697, trong khoảng thời gian đó thì giai đoạn 1676-1688 được xem là phát triển rực rỡ nhất. Sở dĩ người Anh vẫn duy trì hoạt động của thương điếm ở Đàng Ngoài trong suốt 25 năm, dù nhiều lần bị cô lập và khó khăn tốn kém, vì vai trò quan trọng của Đàng Ngoài trong hệ thống thương mại nội Á của EIC khi họ chưa thể tiếp cận trực tiếp thị trường Trung Quốc.

Vì đến muộn, thương nhân Anh phải thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại trong sự sách nhiễu và vòi vĩnh của chính quyền sở tại. Ngoại giao quà tặng để thiết lập hòa bình và lợi ích thương mại là chính sách chung mà người Anh thực hiện ở châu Á chứ không riêng gì với Đàng Ngoài.

Xứ Đàng Trong qua tranh vẽ xưa

T.L

Là kẻ chậm chân, không còn cách nào khác người Anh phải tuân theo phong tục địa phương, tiếp cận các quan lại liên quan đến ngoại thương và ngoại kiều, nhận ở họ những “gợi ý” về việc nộp phí để duy trì quan hệ và vị thế mà người Hà Lan từng làm. Quà tặng (súng, nước hoa hồng, áo dạ, hổ phách, kính đeo, hàng xa xỉ phẩm…), chính là chìa khóa để duy trì sự hiện diện của EIC ở Đàng Ngoài, đối tượng nhận quà chính là chúa Trịnh, thế tử, trấn thủ, giám thương, thư lại…

Khác với VOC, EIC ra đời với mục tiêu phát triển thương mại ở thị trường châu Á, không thiết lập thuộc địa, cộng thêm vài lý do nên EIC không tham gia buôn bán vũ khí với chính quyền Đàng Trong cuối thập niên 1620. (Còn tiếp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.