Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm

10/09/2024 13:59 GMT+7

Sáng 10.9, nhiều khu vực tại các xã Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ (H.Chương Mỹ, Hà Nội) ngập sâu trong nước. Đây cũng là 'rốn lũ' của thủ đô, khi là một trong những nơi ngập đầu tiên mỗi khi có bão, lũ lụt.

Ghi nhận sáng 10.9 tại H.Chương Mỹ cho thấy, nước từ sông Bùi ngày càng dâng cao, tràn qua đê. Dòng nước xiết, dần nhấn chìm đồng ruộng, đường giao thông và một số căn nhà.

Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 1.

Đoạn đê sông Bùi qua H.Chương Mỹ sáng 10.9 ngập trắng

ẢNH: TUYẾN PHAN

Nhiều người dân tại thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến) nói họ không lạ với cảnh ngập lụt, nhưng đây là lần đầu trong vài năm trở lại đây nước dâng cao đến vậy.

Dân ngoại thành Hà Nội bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm

Một số nhà dân ven sông Bùi hiện đã ngập trong nước. Đồ đạc, vật dụng trong nhà được kê lên cao để tránh hỏng hóc. Việc di chuyển rất khó khăn, nên mỗi gia đình đã chuẩn bị một chiếc xuồng để đi lại. Dù quãng đường từ nhà ra đến mặt đường chỉ khoảng 5 m, nhưng vì nước ngập đến rốn, không còn cách nào khác ngoài bơi xuồng.

Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 2.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 3.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 4.

Nước sông dâng lên rất nhanh khiến hàng loạt ngôi nhà trên địa bàn các xã Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ chìm trong biển nước. Người dân kê vội đồ đạc lên cao để tránh ngập.

ẢNH: TUYẾN PHAN

Bà Nguyễn Thị Nhâm đứng bên cạnh căn nhà ven sông Bùi bị nước ngập quá nửa cho biết, từ năm 2018, nhà bà thường xuyên bị ngập khi có mưa lớn và kéo dài. Tuy vậy, đợt này do ảnh hưởng của bão Yagi, tình trạng ngập nặng hơn nhiều so với mọi khi.

Nói thêm, ông Nguyễn Tiến Lực kể, nước bắt đầu tràn qua đê Bùi từ chiều qua 10.9. Đoạn đê Bùi 2 đã ngập trong nước, phương tiện không thể lưu thông. Trong khi đó, đoạn đê Bùi 1 bắt đầu bị nước tràn qua, dự kiến trong chiều nay phía trong đê sẽ ngập nặng.

Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 5.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 6.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thị Nhâm đứng cạnh căn nhà ven sông Bùi bị nước ngập quá nửa. Do nhà ngập nên bà Nhâm phải chuyển đến ở nhờ nhà ngoại cách đó 2 km.

ẢNH: TUYẾN PHAN

Mùa ngập trước, ông Lực có khoảng 10 ha nuôi cá cùng nhiều tài sản bị nước cuốn trôi, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. Rút kinh nghiệm, năm nay, khi dự báo đê sẽ bị tràn, gia đình ông chuẩn bị ứng phó từ sớm, gồm căng lưới để ngăn cá thoát, vận chuyển tài sản lên khu vực cao hơn để tránh lụt.

Tại khu vực nhà văn hóa thôn Nhân Lý cũ, người dân trong thôn dựng lán để đưa gia cầm lên đây tránh nước. Tủ lạnh, phân bón cùng nhiều vật dụng khác được người dân di chuyển vào bên trong, phòng trường hợp nước dâng cao.

Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 8.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 9.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 10.

Người dân sinh sống tại "rốn lũ" Hà Nội cho biết nước lũ lên quá nhanh

ẢNH: TUYẾN PHAN

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành công điện hỏa tốc ứng phó với lũ lớn trên các sông. Theo đó, hiện nay, mực nước sông Hồng (sông Thao) tại Lào Cai, Yên Bái đang vượt trên báo động 3; mực nước sông Lô đang tiếp tục lên nhanh (hồ Tuyên Quang mở 8 cửa xả đáy, hồ Thác Bà mở 3 cửa xả mặt).

Trên lưu vực sông Đà, lưu lượng nước đến hồ Hòa Bình đang tăng nhanh, hồ đang mở 2 cửa xả đáy và sẽ tiếp tục mở thêm. Mực nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đang rất lên nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn.

Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 11.

Nước lũ ngập đến cổ nhiều đứa trẻ trong xã

ẢNH: PHAN TUYẾN

Mực nước các sông trên địa bàn Hà Nội đang ở mức cao: Sông Tích, sông Bùi trên báo động 3; sông Cầu, sông Cà Lồ trên báo động 2; sông Đáy trên báo động 1 và đang xu hướng tiếp tục lên; sông Hồng tại Trạm thủy văn Long Biên 7,81 m (dưới báo động 1 là 1,69 m, dự báo sẽ lên báo động 1 vào đêm 10.9).

Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 12.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 13.
Người Hà Nội tại 'rốn lũ' Chương Mỹ bơi xuồng vào nhà, dựng lán cứu gia cầm- Ảnh 14.

Đã quen chạy lũ, ngay khi nước lên, người dân đã tìm các phương án kiên cố hóa khu trang trại vật nuôi để bảo toàn tài sản, gia cầm

ẢNH: TUYẾN PHAN

Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm "4 tại chỗ" phù hợp với địa bàn.

Nhiều cầu bị cấm, hạn chế: Giao thông Hà Nội trong ngày lũ ra sao?

Tạm dừng nhiều tuyến xe khách từ Hà Nội đi các tỉnh

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Công ty CP thương mại và du lịch Hà Lan, cho biết do ngập lụt nặng tại Thái Nguyên, toàn bộ các chuyến xe của đơn vị từ Thái Nguyên đi Hà Nội và ngược lại, cùng tất cả các tuyến xe buýt do đơn vị khai thác trên địa bàn Thái Nguyên đã dừng hoạt động.

Hãng xe Sao Việt (chuyên tuyến Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa) cũng thông báo tạm dừng hoạt động các xe di chuyển lên Sa Pa. Đối với tuyến Hà Nội - Lào Cai, xe vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên việc trung chuyển hành khách gặp nhiều khó khăn.

Đại diện hãng xe du lịch G8 Sapa Open Tour cũng thông báo tạm dừng vận chuyển khách du lịch đi Sa Pa.

Tuyến Hà Nội - Yên Bái, nút giao IC11 cao tốc Hà Nội - Lào Cai cũng đã đóng. Với tình hình ngập lụt ở tỉnh Yên Bái như hiện nay, rất có thể nút giao IC12 Văn Phú (vào TP.Yên Bái) cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số nhà xe đã dừng hoạt động vận tải hành khách trên tuyến này.

MAI HÀ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.