Người khỏe mạnh phải có vòng bụng nhỏ hơn một nửa chiều cao?

20/04/2022 11:08 GMT+7

Muốn duy trì sức khỏe tốt và phòng ngừa bệnh tật? Các chuyên gia y tế Anh khuyến cáo, cần phải giảm vòng bụng của bạn còn nhỏ hơn một nửa chiều cao của bạn, theo nhật báo Ấn Độ Times of India.

Sự tích tụ nhiều mỡ bụng, gọi là "mỡ trung tâm", là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.

Cần phải giảm vòng bụng của bạn còn nhỏ hơn một nửa chiều cao của bạn

Shutterstock

Vì vậy, phương pháp đo vòng bụng sẽ tính đến lượng mỡ bụng nguy hiểm này. Trong khi phương pháp đo chỉ số khối cơ thể không thể tính đến lượng mỡ bụng này.

Hướng dẫn dự thảo mới của Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe của Anh (NICE) khuyến nghị người khỏe mạnh phải có vòng bụng nhỏ hơn một nửa chiều cao.

Ví dụ: Nếu bạn cao 1,7 m, thì số đo vòng bụng của bạn phải nhỏ hơn 85 cm - một nửa chiều cao của bạn, theo Times of India.

Hướng dẫn còn nêu rõ người châu Á và một số chủng tộc khác có xu hướng béo bụng hơn.

"Để đo vòng bụng, nên đo ở khoảng giữa phần dưới của xương sườn và phần trên của hông, quấn thước dây xung quanh chính giữa bụng ở giữa những điểm này và thở ra tự nhiên trước khi đo", NICE hướng dẫn.

Phương pháp đo chỉ số khối cơ thể không thể tính đến lượng mỡ bụng này

Shutterstock

Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại việc đo vòng bụng không áp dụng được với những người rất thấp hoặc người già trên 60 tuổi có thể bị giảm chiều cao do lão hóa.

Giáo sư Rachel Batterham, chuyên gia tư vấn về béo phì, tiểu đường và nội tiết, từ Đại học University College London (Anh), không đồng ý với ý kiến trên. Giáo sư Batterham cho biết: “Tỷ lệ giữa vòng bụng và chiều cao là biện pháp đơn giản, dễ áp dụng để xác định những người có nguy cơ cao về sức khỏe và cần phải kiểm soát cân nặng để cải thiện sức khỏe”, theo Times of India.

Bà Batterham nói thêm, mỡ bụng nhiều làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường và bệnh tim.

Các hướng dẫn cập nhật lưu ý rằng các bác sĩ cũng nên xem xét áp dụng công thức này cho trẻ em và thanh thiếu niên trên 5 tuổi để đánh giá và dự đoán các nguy cơ sức khỏe.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.