Nhận
thấy điều đó, thợ xuồng Nguyễn Văn Tốt (57 tuổi) đã tìm cách lưu truyền
và tạo ra hướng đi mới cho làng nghề.
tin liên quan
Những người ba đời đúc tượng Phật miệt mài hơn 100 năm giữa Sài GònTại con hẻm 1017 Hồng Bàng (P.12, Q.6, TP.HCM) hiện đang bảo tồn, phát triển nghề làm tượng truyền thống trên 100 năm. Tượng nơi đây chủ yếu là tượng Phật, thánh thần…
Sáng tạo từ tâm
|
|
Mấy chục năm gắn bó với làng nghề, ông cũng như bà con nơi đây vui mừng khi làng nghề đóng xuồng rạch Bà Đài được Bộ VH-TT-DL công nhân di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào tháng 4.2015. Ý thức được việc phải gìn giữ giá trị văn hóa của địa phương nhưng ông Tốt không khỏi băn khoăn vì làng nghề đang gặp nhiều khó khăn và dần mai một, nhiều hộ không trụ được với nghề do phần đông người dân đã chuyển sang sử dụng ghe, xuồng bằng chất liệu khác như sắt, composite…
Thực trạng đáng buồn trên càng thôi thúc ông Tốt tìm cách lưu giữ làng nghề. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng bằng cách tìm chọn những thanh gỗ thừa rồi tỉ mỉ cắt gọt, đục, đóng với mong muốn tạo ra những chiếc ghe, xuồng thu nhỏ.
Đầu tiên, ông đóng thử chiếc xuồng cui rạch Bà Đài cho con tham gia cuộc thi sáng tạo trong trường học và đạt giải nhất. Sau đó, sản phẩm được nhiều người yêu thích, tìm mua. Theo ông Tốt, nguyên liệu làm xuồng, ghe thu nhỏ là gốc và rễ cây sao được ngâm, phơi đủ nắng, bào, mài cẩn thận, sau đó cất giữ để tránh bị mối mọt làm hại. Để có sản phẩm hoàn thiện, đẹp mắt phải qua các công đoạn cưa ván, bỏ mực, rọc dọn, vô vỏ, ráp cong, dằn, chà nhám rồi sơn dầu, đảm bảo các chi tiết sản phẩm sắc sảo nhưng vẫn giữ được nét dân dã, thân quen của xuồng, ghe miền sông nước. Mặc dù tay nghề vững, nhưng khi làm những chiếc xuồng, ghe thu nhỏ ông Tốt gặp không ít khó khăn. “Từng mũi đinh, đường cưa… đều phải cẩn thận, chăm chút cho giống, đúng với nguyên bản. Mình làm để sau này lưu giữ lại cho con cháu có thêm hiểu biết và trân trọng di sản địa phương”, ông Tốt chia sẻ.
Hướng đi mới
Từ những chiếc xuồng cui ban đầu, đến nay số lượng xuồng, ghe ông Tốt đóng đã hơn trăm chiếc với nhiều kiểu, mẫu như: ghe Bà Đài, ghe cà dom, xuồng ba lá, ghe tam bản, xuồng cui Long Xuyên, Cần Thơ, ghe ngo Sóc Trăng... mỗi loại có một kiểu dáng đặc thù riêng, giá bán dao động từ 300.000 - 5 triệu đồng/chiếc. Với vẻ đẹp cuốn hút, nét dân dã quen thuộc, những chiếc xuồng, nghe của ông Tốt không những được khách hàng ở các tỉnh thành ĐBSCL ưa thích mà còn được nhiều Việt kiều và du khách nước đặt mua. Mới đây, một cơ quan tỉnh Đồng Tháp đã đặt mua của ông Tốt một bộ xuồng, ghe thu nhỏ gồm 16 chiếc để trưng bày và giới thiệu với bạn bè khắp các tỉnh, thành. Nhận thấy công việc của ông Tốt mang lại thu nhập ổn định, nhiều thanh niên địa phương đã tìm đến học nghề. Nhờ đơn hàng ngày càng nhiều nên ông Tốt cùng các học trò của mình cũng có được khoản thu nhập ổn định.
tin liên quan
Nức tiếng quán mì kéo sợi thủ công hơn 70 năm tuổi giữa Sài GònMón ăn này du nhập vào miền Nam đã hơn 100 năm và nhanh chóng trở nên phổ cập, là món ăn bình dân và quen thuộc đặc biệt với những người lao động ở Sài Gòn.
Được biết, tỉnh Đồng Tháp và H.Lai Vung đang có chủ trương khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, làng nghề… đồng thời có kế hoạch xây dựng tuyến du lịch “nem Lai Vung - quýt hồng - làng ghe, xuồng”. Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Long Hậu, cho biết việc làm các sản phẩm xuồng, ghe Bà Đài thu nhỏ của ông Tốt đã mở ra một hướng đi mới cho làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người thợ làng nghề, vừa góp phần lưu giữ, phát triển làng nghề truyền thống của quê hương.
Bình luận (0)