Người mẹ khiếm khuyết: Bảo vệ con là 'cuộc chiến' không ngừng

20/07/2023 13:00 GMT+7

Từng mắc bệnh bại liệt khi lên 4, chị Trần Thị Ngọc Hiếu (39 tuổi, TP.HCM) đã có những chia sẻ về những "mất mát" của bản thân, cũng như câu chuyện về hành trình bảo vệ con của chị, từ đó giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ con trước căn bệnh nguy hiểm này.

Từ những trải nghiệm tuổi thơ không trọn vẹn…

Trong trí nhớ của chị Hiếu về tuổi thơ, chị ngậm ngùi kể lại: "Năm lên 4, trong một lần chơi đùa ngoài sân, chị đột nhiên phát hiện hai chân mình không thể cử động. Chị được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh bại liệt. Sau 3 tuần "chiến đấu" tại bệnh viện, căn bệnh quái ác đã khiến chị liệt cả hai chân và một bàn tay. Cũng từ đó, hành trình lớn lên của chị không còn trọn vẹn".

Từ ước mơ về chiếc áo dài chưa một lần mặc đi học, đến câu nói của bạn bè: "Người khuyết tật thì sao không ở nhà đi?" đều trở thành nỗi ám ảnh suốt những năm tháng đầu đời. Rào cản xã hội đã khiến chị dần đánh mất niềm vui và hy vọng, chị thu mình vào "vỏ ốc" và sợ ánh nhìn phân biệt của mọi người đối với khiếm khuyết của mình.

Người mẹ khiếm khuyết: Bảo vệ con là 'cuộc chiến' không ngừng - Ảnh 1.

Vượt qua mọi khó khăn, chị Hiếu trở thành nguồn cảm hứng về nghị lực sống cho cộng đồng

Tuy vậy, chị vẫn không từ bỏ. Với nghị lực phi thường của bản thân và sự đồng hành bền bỉ từ gia đình, chị Hiếu đã từng bước tìm lại sự tự tin và lạc quan trong cuộc sống. Không chỉ tìm thấy niềm đam mê trong công việc chế tác tranh vỏ ốc, chị Hiếu xây dng cho riêng mình một "mái ấm" nhỏ và trở thành cảm hứng sống bất tận cho cộng đồng người yếu thế. Năm 2021, dự án "Hoa Ốc" của chị Hiếu đã vinh dự đạt Giải thưởng Sáng tạo của cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp lần thứ 4 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Người mẹ khiếm khuyết: Bảo vệ con là 'cuộc chiến' không ngừng - Ảnh 2.

Những chiếc vỏ ốc tưởng như "vô hồn" đã bừng "nở hoa" dưới bàn tay chị Hiếu

đến quyết tâm hành động để bảo vệ tuổi thơ con

Thấm thía những mất mát do căn bệnh bại liệt mang lại, chị Hiếu quyết tâm bảo vệ con mình, để con lớn lên khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là một trong những chìa khóa giúp chị thực hiện điều ấy.

Người mẹ khiếm khuyết: Bảo vệ con là 'cuộc chiến' không ngừng - Ảnh 3.

"Chủ động" là từ khóa chị Hiếu luôn tâm niệm để giúp cho con có nền tảng sức khỏe tốt và tuổi thơ trọn vẹn

Chị chia sẻ: "Điều chị cho con không phải đồ ăn ngon hay những thứ xa xỉ. Chị chọn trao cho con sức khỏe vì chị biết mình không thể bên con mãi mãi. Rồi một ngày, khi chị không thể theo con được nữa, chính hành trang sức khỏe này sẽ thay chị bảo vệ con". Vậy nên, đối với chị Hiếu, sổ tiêm ngừa là vật "bất ly thân". Không chỉ cho con tiêm đủ liều - đúng lịch mọi mũi tiêm quan trọng trong hai năm đầu đời, khi Thục Đoan vào tuổi đi học, chị Hiếu vẫn hỏi thăm tư vấn các bác sĩ để đảm bảo không bỏ sót cơ hội bảo vệ con khỏi những căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Đặc biệt đối với bệnh bại liệt, dù trước năm hai tuổi Đoan đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng khi con lên bốn, chị Hiếu vẫn chủ động cho con tiêm nhắc để chắc chắn rằng con luôn được bảo vệ khỏi căn bệnh quái ác này.

Chị Hiếu chia sẻ thêm: "Khi con bước vào giai đoạn 4-6 tuổi, bố mẹ thường ít nghĩ đến chuyện tiêm phòng cho con. Bên cạnh công việc bận rộn thì ba mẹ thường hay có những quan tâm khác như như chuyện học hành… dễ khiến phụ huynh bị cuốn đi, làm con lỡ mất mũi tiêm. Chỉ đến khi bố mẹ nhìn thấy những vấn đề sức khỏe xảy đến với con thì mới nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm đủ liều - đúng lịch".

Người mẹ khiếm khuyết: Bảo vệ con là 'cuộc chiến' không ngừng - Ảnh 4.

Từ câu chuyện của mình, chị Hiếu chia sẻ và nhắc nhở mọi người xung quanh đừng để con mình lớn lên trong sự hối tiếc

Các chuyên gia của Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết: "Kháng thể phòng ngừa một số bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, mặc dù trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ từ 0-2 tuổi. Trong giai đoạn 4-6 tuổi, trẻ cần các liều tiêm nhắc, trong đó có bại liệt để củng cố và duy trì kháng thể ở mức tối ưu. Thêm vào đó, trẻ ở độ tuổi này, môi trường tiếp xúc của trẻ rất đa dạng, chẳng hạn như trường học, những nơi vui chơi đông người, đều là những nơi có khả năng lây lan dịch bệnh cao. Đặc biệt, hiện tại đang là mùa hè, cao điểm trẻ đi nghỉ hè, du lịch tới những nơi đông người, thì những mũi tiêm nhắc vô cùng cần thiết với trẻ".

Đặc biệt, đối với bệnh bại liệt, năm 2022, thành phố New York - Mỹ ra cảnh báo về virus bại liệt phát hiện trong nguồn nước thải (1). Mới đây, WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã đề nghị tăng cường tiêm phòng bại liệt cho trẻ để tạo miễn dịch đầy đủ trước nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam (2). Bại liệt thực sự là mối đe dọa sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần chủ động phòng ngừa đầy đủ cho trẻ.

Bố mẹ nên tìm hiểu thông tin và đưa trẻ 4-6 tuổi đi tiêm nhắc, trong đó có phòng bại liệt trong mùa hè này để chủ động bảo vệ con trước những tổn thương do bệnh tật gây ra.

Bên cạnh bại liệt, trẻ 4-6 tuổi cần tiêm thêm các bệnh như cúm, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu… Vui lòng tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo thêm khuyến cáo lịch chủng ngừa cho mọi lứa tuổi tại đây.

Nguồn:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.