Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non

04/07/2024 12:50 GMT+7

Dịch vụ gieo mạ tại xã Đại Tâm (H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) phát triển giúp nhiều lao động địa phương có thêm thu nhập từ công việc múc bùn non, lược bùn, trộn giá thể, gieo mạ…

Hằng năm, Tổ hợp tác nông nghiệp Đại Thành (xã Đại Tâm, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) sản xuất trên 100 ha lúa giống cấp xác nhận ST24, ST25. Tại đây, lúa được gieo cấy 2 vụ/năm với quy trình canh tác nghiêm ngặt từ khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc đến thu hoạch. Từ đó, dịch vụ này giúp nhiều lao động địa phương có thêm việc làm như: múc bùn non, lược bùn, trộn giá thể, gieo mạ... thu nhập hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày.

Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 1.

Những người làm nghề phải lặn hụp dưới sông để múc bùn non

DUY TÂN


Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 2.

Nếu làm hết khả năng, một người có thể múc được 200 thùng bùn non mỗi ngày

DUY TÂN

Anh Nguyễn Văn Tám (37 tuổi, ngụ H.Mỹ Xuyên) cho biết, nghề này khá cực công. Tùy theo đoạn sông sâu hay cạn sẽ tốn nhiều sức ngụp lặn mới có thể lấy được bùn. "Nếu sông lớn, nước chảy xiết, phải ngụp lặn sâu mới xúc được bùn non, tốn tốn nhiều sức lực hơn; còn ở các kênh, rạch nhỏ, nước sâu chỉ hơn 1 m thì đỡ tốn sức", anh Tám chia sẻ.

Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 3.

Bùn non múc từ sông lên phải lược bỏ rác, vỏ ốc...

DUY TÂN


Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 4.

Sau khi lược bỏ rác, bùn non được đưa lên xe đẩy vào sân, trải đều ra thảm ni lông để gieo mạ

DUY TÂN


Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 5.

Bùn non trải đều trên tấm ni lông

DUY TÂN

Bùn non sau khi múc lên được lược bỏ vỏ ốc và rác, sau đó trộn với xơ dừa rồi trải đều ra thảm ni lông để gieo mạ. Đây là hình thức gieo mạ sân. Sau khoảng 2 tuần đem mạ ra ruộng cấy. Quy trình gieo mạ có nhiều công đoạn nên cần nhiều lao động tham gia. Vì vậy, nhiều lao động tranh thủ lúc nông nhàn để có thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.

Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 6.

Bùn non trộn với xơ dừa trước khi gieo mạ

DUY TÂN


Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 7.

Quy trình gieo mạ có nhiều công đoạn nên cần nhiều người tham gia

DUY TÂN

Dù công việc vất vả, trầm mình, lội nước, lặn sâu để múc bùn, phơi nắng để gieo mạ nhưng đổi lại công việc ổn định, có thu nhập để chi tiêu. Vì vậy có người gắn bó với nghề hơn chục năm qua.


Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 8.

Gieo mạ trên thảm bùn trộn với xơ dừa

DUY TÂN


Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 9.

Gieo mạ trên thảm bùn trộn với xơ dừa

Ông Liêu Ri (60 tuổi), có hơn 10 năm trong nghề, cho biết mỗi ngày ông hì hục dưới sông múc bùn non được khoảng 200 thùng, thu nhập trên 200.000 đồng, trang trải được nhiều khoản chi phí của gia đình.


Người miền Tây thu nhập cả trăm ngàn đồng/ngày khi lội sông múc bùn non- Ảnh 10.

Mạ gieo khoảng 2 tuần sẽ đem mạ ra ruộng cấy

DUY TÂN

Cũng theo ông Ri, nhóm của ông gồm 6 người, chia làm 2 đội: 1 đội trên bờ gieo mạ, 1 đội lội sông múc bùn và lược bùn. Tùy chỗ bùn nhiều thì đến giữa trưa công việc hoàn thành, nhưng nếu ngay đoạn bùn ít nhóm phải làm đến đầu giờ chiều mới xong. Đội phụ trách trên bờ phải sử dụng cào làm cho nền đất cho bằng phẳng, lúc gieo cũng phải đều tay để mạ lên đều, đẹp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.