Chứng rối loạn máu nói trên có thể gây ra bệnh thiếu máu chết người và thường trở nên nghiêm trọng hơn ở bào thai thứ 2 và sau đó, đồng nghĩa tỷ lệ sinh sản thành công ở con cháu của Neanderthal ngày càng thấp, theo tờ Daily Mail.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là một phần dẫn tới tình trạng diệt chủng của loài người Neanderthal nguyên thủy.
Các nhà khoa học đưa ra nhận định trên sau khi phân tích các loại máu của 3 người Neanderthal và phát hiện những loại máu đó dễ gặp bệnh tan huyết ở bào thai và trẻ sơ sinh (HDFN) vì mang một bộ biến thể về gien. Tình trạng này ngày nay rất hiếm, trong mỗi 100.000 thai nhi có khoảng 3 trường hợp bị ảnh hưởng.
“VIệc những mẫu gien này đã được phát hiện trong những cá nhân cách nhau 4.000 km và 50.000 năm cho thấy nét đặc biệt về gien này - và nguy cơ một thai nhi thiếu máu - là khá phổ biến trong số người Neanderthal”, nhà khoa học Stephane Mazieres, tác giả dẫn đầu nghiên cứu mới, làm việc tại Đại học Aix-Marseille (Pháp).
Dù HDFN có thể đã gia tăng khi những Neanderthal quan hệ tình dục với nhau, giới chuyên gia cho rằng nguy cơ mắc bệnh này cao đáng kể khi Neanderthal giao cấu với tổ tiên của chúng ta và Denisovan, một loài khác trong chi Người đã tuyệt chủng.
|
“Những yếu tố này có lẽ đã góp phần làm suy yếu các con cháu của Neanderthal đến mức tử vong, đặc biệt kết hợp với sự cạnh tranh về khu vực địa lý với loài người hiện nay”, các nhà nghiên cứu nhận định.
Các nhà khoa học biết người Neanderthal và loài người hiện nay đã giao phối với nhau vì có 2% AND được tìm thấy ở những người châu Âu hiện đại và một số dân tộc châu Á đến từ Neanderthal. Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên trang PLoS One.
Phát hiện mới nói trên có thể cung cấp thêm manh mối về nguyên nhân dẫn tới tình trạng tuyệt chủng của Neanderthal cách đây 40.000 năm. Lâu nay, hầu hết các nhà khoa học tin rằng loài người hiện nay đã hủy diệt người Neanderthal trong cuộc cạnh tranh thức ăn và môi trường sống.
Bình luận (0)