Người người diện áo dài, thành kính dự lễ hội Huyền Trân

31/01/2023 09:41 GMT+7

Mùng 9 Tết Quý Mão, nhiều người dân và du khách đã chọn trang phục áo dài, thành kính dâng hương trong lễ hội Huyền Trân tại cố đô Huế, cầu mong một năm mới bình an.

Sáng 30.1 (mùng 9 tháng giêng), hàng ngàn người dân và du khách đã đổ về Trung tâm văn hóa Huyền Trân ở P.An Tây, TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) dự lễ hội đền Huyền Trân.

Tại đây, người dân và du khách dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân, những bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 1.

Rất đông người dân và du khách đã đến dự lễ hội Huyền Trân năm 2023

LÊ HOÀI NHÂN

Lễ hội đền Huyền Trân xuân Quý Mão 2023 có chủ đề "Ngưỡng vọng tiền nhân", với nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của công chúa Huyền Trân.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, lễ hội là dịp để mọi người tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân đã có công trong việc mở mang bờ cõi và cầu mong cho mọi sự tốt lành trong năm mới.

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 2.

Lễ hội đền Huyền Trân khai mạc vào sáng 30.1 với nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc

LÊ HOÀI NHÂN

Đặc biệt, tại lễ hội lần này, để tỏ lòng thành kính, rất đông người dân và du khách chọn trang phục áo dài khi hành hương.

"Năm mới tôi mong cho bản thân, gia đình và toàn thể người dân có cuộc sống an lành, ấm no và hạnh phúc. Chọn áo dài để đi dự lễ không chỉ vì đẹp mà đây còn là trang phục truyền thống, lịch sự và trang trọng tỏ lòng thành kính", bà Hồ Thị Thu Huyền (50 tuổi, người dân TP.Huế) chia sẻ.

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 3.

Người dân vào đền dâng hương, cầu an cho năm mới

LÊ HOÀI NHÂN

Trung tâm văn hóa Huyền Trân (hay còn gọi là đền Huyền Trân, đền Huyền Trân công chúa) tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai (P.An Tây, TP.Huế), là một địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất cố đô.

Đền thờ Huyền Trân công chúa được khởi công xây dựng vào năm 2006, chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách từ năm 2007. Công trình nhằm ghi nhận công lao của công chúa Huyền Trân, người có công mở mang bờ cõi cho dân tộc.

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 4.

Một phụ nữ thành tâm cầu nguyện

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 5.

Người dân bốc quẻ đầu năm tại đền thờ Huyền Trân công chúa

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 6.

Nhiều du khách từ xa cũng đến đây dịp này để dâng hương

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 7.

Dịp này, nhiều bạn trẻ đã chọn trang phục áo dài đi dự hội đầu xuân

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 8.

Mọi người đến đây với lòng thành kính, cầu mong mọi điều tốt đẹp cho năm mới

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 9.

Nhiều người ghé quầy thư pháp để xin chữ đầu năm

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 10.

Đông đảo người dân và du khách đã chọn cho mình trang phục áo dài khi đến dâng hương tại lễ hội Huyền Trân công chúa

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 11.

Người dân tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 12.

Đây còn là dịp để người dân và du khách đến đây du xuân, check-in

LÊ HOÀI NHÂN

Mồng 9 Tết: Người diện áo dài, thành kính đi hội Huyền Trân - Ảnh 13.

Lễ hội Huyền Trân diễn ra trong 2 ngày, mùng 8 - 9 tháng giêng.

LÊ HOÀI NHÂN

Trai tân làng Triều Khúc mặc váy, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.