Người nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng có dễ lây bệnh không?

14/01/2022 08:10 GMT+7

Khi Covid-19 tiếp tục phát sinh, tỷ lệ nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng ngày càng tăng.

Mới đây, Đại học Oxford (Anh) đã điều tra sự lây truyền Covid-19 ở người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng này - gọi là nhiễm Covid-19 đột phá.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát những người tham gia từ 18 tuổi trở lên nhiễm Covid-19 đột phá - không có triệu chứng hoặc có triệu chứng, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7.2021

Người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vắc xin Pfizer ít lây bệnh cho người khác hơn

Shutterstock

Tổng cộng, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ khoảng 375.000 người nhiễm Covid đột phá và 661.000 người tiếp xúc với những người bệnh này.

Trong số này, 173.000 người tiếp xúc đã làm xét nghiệm PCR.

Trong số những người đã xét nghiệm Covid-19 này, có 37% có kết quả dương tính, độ tuổi trung bình là 34, tiếp xúc chủ yếu ở nhà - chiếm 66%, một số tiếp xúc tại các sự kiện, chuyến thăm và nơi làm việc, trường học.

Người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng ít lây bệnh cho người khác hơn

Kết quả cho thấy, người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vắc xin Pfizer ít lây bệnh cho người khác hơn, tiêm càng nhiều mũi vắc xin (2 hoặc 3) thì khả năng lây truyền bệnh càng thấp, theo tạp chí y khoa News Medical.

Tương tự, với người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vắc xin AstraZeneca, không có sự khác biệt đáng kể.

Cả hai loại vắc xin đều cho thấy tỷ lệ giảm lây truyền bệnh tương đương nhau ở người nhiễm Covid-19 đột phá.

Mũi 3 vắc xin Covid-19 giúp tăng bảo vệ trước biến thể Omicron lên 75%

Người chưa tiêm chủng dễ bị lây Covid-19 nhất

Kết quả cũng cho thấy, những người tiếp xúc - nếu chưa tiêm chủng dễ bị lây bệnh nhất, và những người tiếp xúc đã tiêm đầy đủ vắc xin Pfizer ít bị lây bệnh hơn một chút so với người tiêm AstraZeneca, theo tạp chí y khoa News Medical.

Cho dù người tiếp xúc đã tiêm chủng hay chưa, thì cứ mỗi 2 tuần sau khi tiêm mũi 2, tỷ lệ lây truyền bệnh cho người khác tăng 1.08 lần đối với F0 đã tiêm vắc xin AstraZeneca, và 1.13 đối với F0 đã tiêm vắc xin Pfizer.

Người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng ít lây bệnh cho người khác hơn
Shutterstock


Mặc dù khả năng chống lại lây truyền của vắc xin Pfizer giảm nhanh hơn so với AstraZeneca, nó vẫn ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác tốt hơn trong 14 tuần đầu tiên.

Các nhà khoa học đã phát hiện khả năng lây bệnh cho người trong nhà là cao nhất, người lớn tuổi có khả năng lây bệnh cho người khác cao hơn nhiều so với người trẻ.

Những người tiếp xúc cũng dễ bị lây Covid-19 nếu họ khác giới với F0, và nam giới cũng dễ bị lây bệnh hơn phụ nữ trong trường hợp lây bên ngoài gia đình.

F0 không triệu chứng ít lây bệnh cho người khác hơn

F0 không triệu chứng ít lây bệnh cho người khác hơn, so với F0 có triệu chứng. Nhiều người tiếp xúc sống ở những khu vực thiếu thốn hơn hoặc những vùng có tỷ lệ Covid-19 cao hơn cũng dễ bị lây bệnh hơn, theo tạp chí y khoa News Medical.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.