Người nước ngoài gặp khó khăn khi Đà Nẵng phong tỏa có thể gọi cho ai?

28/08/2021 08:53 GMT+7

Để kịp thời hỗ trợ người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng gặp khó khăn do dịch Covid-19 , chính quyền thành phố đã công bố số điện thoại để họ có thể gọi, đề nghị hỗ trợ.

Ngày 27.8, UBND TP.Đà Nẵng cho biết vừa công bố đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn gặp khó khăn do dịch Covid-19. UBND TP đưa ra thông báo này trong bối cảnh Đà Nẵng phong tỏa TP thêm 10 ngày (kể từ ngày 26.8).
Cụ thể, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP, đã chỉ đạo Sở Ngoại vụ thiết lập đường dây nóng, gồm: 5 số điện thoại di động; hộp thư điện tử phân chia theo địa bàn các quận, huyện. Trong đó, ưu tiên các quận tập trung đông người nước ngoài sinh sống để tiếp nhận phản ánh của người nước ngoài. UBND TP cũng yêu cầu khi công bố đường dây nóng phải dịch ra tiếng nước ngoài để họ biết, liên hệ kịp thời.

Dự kiến vắc xin NanoCovax ngừa Covid-19 được xem xét hồ sơ cấp phép ngày 29.8

Theo chỉ đạo, Sở Công thương và các đơn vị liên quan xử lý những khó khăn của người nước ngoài trên địa bàn, lưu ý hỗ trợ kịp thời các nhu yếu phẩm cần thiết, những khó khăn trong sinh hoạt mà người nước ngoài gặp phải.
Trong trường hợp người nước ngoài gặp khó khăn do Đà Nẵng phong tỏa có thể liên hệ đến các đường dây nóng giao tiếp bằng tiếng Anh, như sau:
Q.Sơn Trà: ông Đặng Cao Kỳ, số điện thoại: 0935.994.359; email: [email protected]
Q.Ngũ Hành Sơn: bà Nguyễn Thùy Linh, số điện thoại: 0935.240.791; email: [email protected]
Q.Hải Châu: bà Nguyễn Thị Cẩm Tú, số điện thoại: 0913.830.038; email: [email protected]
Q.Thanh KhêCẩm Lệ: bà Nguyễn Thị Phương Huyền, số điện thoại: 0934.797.275; email: [email protected]
Q.Liên ChiểuH.Hòa Vang: ông Nguyễn Hồng Linh, số điện thoại: 0905.133.664; email: [email protected]
Đường dây nóng đối với người nước ngoài giao tiếp bằng các ngôn ngữ Trung, Hàn, Nhật. Cụ thể:
Đường dây nóng giao tiếp bằng tiếng Trung: bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, số điện thoại: 0916.681.599; email: [email protected]
Đường dây nóng giao tiếp bằng tiếng Hàn: bà Trần Thị Phương Nga, số điện thoại: 0905.902.287; email: [email protected]
Đường dây nóng giao tiếp bằng tiếng Nhật: bà Thái Thị Hà Giang, số điện thoại: 0349.589.943; email: [email protected]
Tối 27.8, Sở Ngoại vụ TP.Đà Nẵng cho hay, hiện nay, trên địa bàn TP có 4.851 người nước ngoài đang tạm trú với nhiều quốc tịch khác nhau, như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản… Trong đó, người nước ngoài quốc tịch Hàn Quốc chiếm tỉ lệ cao nhất với 20,5%, quốc tịch Mỹ 10,5%, quốc tịch Trung Quốc 10,1%...
Theo Sở này, đơn vị thường xuyên tiếp nhận thông tin, hỗ trợ người nước ngoài gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kể từ lúc thành lập đường dây nóng hỗ trợ người nước ngoài, Sở Ngoại vụ đã tiếp nhận 40 trường hợp là người nước ngoài đề nghị hỗ trợ, chủ yếu về lương thực, thực phẩm.
Gần đây, chính quyền các địa phương đã kịp thời hỗ trợ những người nước ngoài cư trú tại các phường. Chẳng hạn, mới đây, UBND Q.Sơn Trà đã hỗ trợ 2 gia đình người Hàn Quốc gặp khó khăn kinh tế và chỗ ở do dịch Covid-19.

Vợ chồng ông Son Hoyeon được UBND Q.Sơn Trà hỗ trợ

ẢNH: NGUYỄN TÚ

Cụ thể, qua rà soát người nước ngoài đang cư trú, Công an P.An Hải Bắc phát hiện 7 người Hàn Quốc không đăng ký tạm trú. Những người này gồm vợ chồng ông Son Hoyeon (75 tuổi), vợ chồng ông Lee Gijun (57 tuổi) và 3 người con.
Cả 2 gia đình cho biết họ qua Việt Nam kinh doanh nhưng dịch Covid-19 khiến họ khó khăn về tài chính nên phải trả mặt bằng, phụ giúp việc cho người khác để được ở nhờ, ở tạm, do đó không đăng ký tạm trú.
UBND Q.Sơn Trà đã hỗ trợ 2 gia đình này 20 kg gạo, sữa, dầu ăn, nước mắm, mì gói và rau củ quả… và hướng dẫn họ đăng ký tạm trú theo quy định.

Đà Nẵng lo ngại Covid-19 bùng phát vì các hẻm “chặt ngoài lỏng trong”

Trong bối cảnh Đà Nẵng phong tỏa để chống dịch Covid-19, trên các nhóm Facebook xuất hiện lời cảm ơn của những người nước ngoài được chính quyền địa phương thăm hỏi lẫn hỗ trợ lương thực, thực phẩm thời gian qua.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.