>> Cha con 'người rừng' đòi về... thăm rừng
>> Ly kỳ những câu chuyện 'người rừng' trên thế giới
>> Giải mã 'gia tài' người rừng
>> Bí ẩn cha con “người rừng”
>> Cha con 'người rừng' đã sống 40 năm qua như thế nào ?
>> Ly kỳ chuyện giải cứu 2 'người rừng' sau... 40 năm
Chiến tranh tàn khốc, bom Mỹ cùng lúc cướp đi hai người con ruột là biến cố quá lớn khiến “người rừng” Hồ Văn Thanh (81 tuổi, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, H.Tây Trà, Quảng Ngãi) ôm con bỏ làng vào rừng sâu làm bạn với đại ngàn.
|
Nhưng suốt 40 năm sống trong rừng thẳm, nỗi đau mất con, ám ảnh về đạn bom chiến tranh như nhát dao ngày nào cũng cứa vào tim ông Thanh. Vì thế, mặc dù về sống với con, với cháu, được mọi người cưu mang, chăm sóc, nhưng ông Thanh vẫn lặng im khi mọi người đến hỏi han, trò chuyện.
Khi nào có nhu cầu gì, ông Thanh mới nói vài câu. Ông chỉ ăn cơm gạo lúa rẫy (gạo đỏ), không muốn sử dụng các vật dụng sinh hoạt của cộng đồng và luôn đòi về lại với rừng.
Trong khi đó, "người rừng" Hồ Văn Lang (44 tuổi), vẫn ít nói, lại bắt nhịp với cuộc sống hiện đại khá nhanh. Tóc đã cắt ngắn, da dẻ hồng hào, mặc áo quần mới toanh, anh Lang khiến mọi người thoạt nhìn khó nhận ra hình ảnh “người rừng” Lang ngày nào.
Anh Tri (em ruột anh Lang) cho hay vài ngày đầu, anh Lang chưa quen với những món ăn có hành, tỏi. Nhưng bây giờ, anh Lang đều ăn được tất, từ cơm trắng đến bún, mì tôm, cá, canh… “Hôm trước gia đình làm con gà nấu cháo, mình ảnh ăn hết nửa con luôn đó”, anh Tri kể.
Từ núi rừng trở về với cộng đồng, ngoài hai món “khoái khẩu” là hút thuốc lá và ăn trầu, “người rừng” Lang còn bắt đầu “nghiện” món…điện thoại di động. Trong tay anh lúc nào cũng khư khư chiếc điện thoại di động để nghe … nhạc. “Người rừng” Lang nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi nằm trên giường để y, bác sĩ khám bệnh.
Đôi lúc mọi người nói chuyện quá to, anh lại đưa lên sát tai để nghe tiếng nhạc được rõ hơn, thậm chí không ngại ngùng, lẩn tránh như ngày mới trở về làng nữa mà còn “tạo dáng” khi thấy chúng tôi chụp ảnh!
Để kiếm chứng “người rừng” Lang hòa nhập với cộng đồng tới mức nào, mọi người đưa chiếc mũ bảo hiểm bảo đội vào thì anh lập tức tự mình đội lên đầu, gài dây đeo một cách khá thành thục rồi cười tỏ vẻ thích thú.
Mặc dù đang bị sốt do môi trường sống thay đổi nhưng anh Lang không muốn ở bệnh viện mà thích về nhà sum họp với người thân, thích dạo chơi ngoài đường.
Tiếp cận với cộng đồng vài ngày, “người rừng” Lang đã thay đổi nhiều thứ. Nhưng dáng người hơi khom và đi rất nhanh, nhất là nỗi nhớ rừng, vẫn là những dấu ấn rừng xanh in đậm trong anh.
Theo ông Trương Ngọc Đông, Chủ tịch UBND xã Trà Phong, H.Tây Trà, nỗi lo lớn nhất của chính quyền địa phương là cha con ông Thanh quay trở lại rừng sâu. Tuy nhiên, trong những ngày qua, việc anh Lang bước đầu hòa nhập với cuộc sống cộng đồng là tín hiệu đáng mừng.
“Địa phương đã tìm được vị trí đất để làm nhà, sau đó cấp đất sản xuất để cha con ông Thanh dần ổn định cuộc sống, gắn bó với người thân, bản làng, rời xa cuộc sống nơi rừng sâu, nhất là tạo cho anh Lang có tương lai tốt đẹp hơn”, ông Đông nói.
|
|
|
|
|
Bài, ảnh: Hiển Cừ
>> Kỳ nhân xứ Việt - Kỳ 5: 20 năm làm “người rừng”
>> Theo dấu người rừng
>> Giải mã bí ẩn cậu bé "người rừng" ở Đức
>> Giúp đỡ 2 mẹ con “người rừng”
>> Bí ẩn hai mẹ con “người rừng”: Đã xác định được hành vi ngược đãi của người cha
>> Bí ẩn hai mẹ con “người rừng”: Lấy mẫu ADN để tìm cha cháu bé
>> Bí ẩn hai mẹ con “người rừng”
>> Đến Chiang Mai làm “người rừng”
>> Người rừng" Đinh Văn Diết đã về đến nhà
>> 29 ngày trong thân phận "người rừng
Bình luận (0)