Người Sài Gòn đông nườm nượp ăn bánh canh bán cả tạ/ngày vùng ngoại ô

03/08/2018 12:12 GMT+7

Quán bà Tám “tươi” gần chợ Cầu (quận 12, TP.HCM) bán 7 tiếng mỗi ngày được khoảng 100 kg bánh canh. Chiều tối, khách đến ăn đông, ngồi tràn ra mà vẫn thiếu chỗ.

Người “đàn ông” của gia đình
Bà Tám tên thật là Nguyễn Thị Tỵ (67 tuổi, ngụ quận 12), người gốc Sài Gòn. Sau khi lấy chồng, bà lên Bù Đớp (thị xã Phước Long, Bình Phước) cùng chồng đi làm kinh tế mới. Để trang trải cho cuộc sống, bà từ bỏ việc công nhân lương tháng ít ỏi để về gánh bánh ú, bánh tét đi bán. Bà rất khéo nấu ăn, nên bánh được nhiều người mua ủng hộ. Có ngày bà bán tới 600 trăm cái bánh. Cuộc sống nhờ đó mà khấm khá hơn.
Năm 1987, bà trở lại Sài Gòn. Vẫn muốn thoả sức với đam mê nấu ăn, bà bắt đầu nấu bánh canh bán. “Tôi gánh bánh canh đi bán khắp các con hẻm, ngõ chợ khu vực quận 12, đi đến đâu rao đến đó. Đi riết người ta quen mặt. Khách của tôi đa phần là khách quen. Họ cứ nghe tiếng tôi rao là chạy ra mua. Cứ đi hết một lượt là tôi quay trở lại thu tô, đũa. Thu xong mang về nhà rửa rồi đi bán tiếp”, bà Tám chia sẻ.
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn1
Bà Tám luôn tâm niệm khi nấu ăn là phải đặt cái tâm của mình vào đó
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn2
Nhờ có nồi áp suất nên các công đoạn đun nấu được rút ngắn và đủ để nấu một khối lượng lớn bán cho khách
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn3
Các nguyên liệu để làm nên một tô bánh canh ngon tuyệt gồm có: huyết, mộc, hành phi, hành lá, thịt, giò,…
Nhờ sự chăm chỉ và cần mẫn lao động nên bà dành dụm được chút đỉnh để mua sắm các vật dụng trong nhà. Cuộc sống cứ tiếp diễn bình yên cho đến năm 2003, chồng bà bị sốt dẫn đến tai biến liệt nửa người. Nỗi lo cơm - áo - gạo - tiền lại đè nặng hơn lên đôi vai người đàn bà cả đời vốn đã vất vả vì chồng, vì con. Giờ đây một mình bà nuôi 4 đứa con, thêm người chồng bị bại liệt.
Suốt 12 năm trời từ ngày chồng bị tai biến, bà trở thành một người “đàn ông” gánh vác trên vai tất cả mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà. Con cái bà lúc đó mỗi đứa một nơi, đứa đã lấy chồng, đứa đã có vợ, có đứa thì đi làm nên mọi công việc đều dồn lên vai người phụ nữ này.
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn4
Mỗi ngày bà Tám bán hơn 100 kg bánh canh, 1 kg bánh bà bán được khoảng 5 tô
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn5
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn6
Đặc trưng của quán là sợi bánh canh được bỏ chung vô nồi nước lèo, khách mua tới đâu là “vợt” lên bán tới đó
“Đến năm 2015, bỗng một ngày ông tự nhiên bình thường trở lại thì 9 ngày sau đó ông mất. Buồn lắm, đau lắm nhưng cũng phải nuốt nước mắt vào trong để mạnh mẽ với các con. Giờ con tôi mỗi đứa một công việc, có chồng, có vợ hết rồi. Chỉ có thằng út là chưa lập gia đình. Nó bị tật ở chân nên cũng khó khăn cho nó lắm. Mấy đứa nó không muốn theo nghề của tôi, chúng nó bảo thấy mẹ làm cực quá nên không muốn theo. Lâu lâu qua phụ mẹ rồi lại về”, bà Tám trải lòng.
10 người làm vẫn không kịp bán
Quán “bánh canh bà Tám” với một không gian nhỏ hẹp nằm khiêm tốn trên đường Tô Ký (quận 12), đoạn gần chợ Cầu. Ngày xưa khi chưa có tiền mở quán bà Tám gánh đi bán rong nên đa phần khách của quán bây giờ đều là khách quen. Tuy quán chỉ 5m2 nhưng khách đến đông, 10 người phục vụ vẫn không kịp bán.
“Lúc trước tôi nấu bằng than củi. Sau này, thấy thu nhập ổn hơn, mà lượng khách thì đông quá, nên tôi đã đầu tư nồi áp suất. Nhờ đó công đoạn đun nấu đỡ mất thời giờ hơn. Một mình tôi làm không nổi nên tôi phải mướn thêm người làm. Ngày trước chỉ có 2 người thôi, nhưng giờ tôi mướn tận 10 người. Vậy mà cũng không kịp làm cho khách, chắc vài hôm nữa phải mướn thêm người may ra mới kịp”, bà Tám vừa cười vừa nói.
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn7
Bà Tám chọn giò heo ngon, tươi. Mỗi miếng đều được bà chặt bự chảng
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn8
Một tô bánh canh với đầy đủ huyết, mộc, hành phi, thịt, giò,… cho thêm một miếng chanh và cho một ít ớt là có thể thưởng thức ngay
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn9
Thực khách say mê thưởng thức tô bánh canh ngon lành còn nóng hổi
Công cuộc để tạo nên một tô bánh canh hấp dẫn đậm chất bà Tám được bắt đầu từ 8 giờ sáng. Thường thì các nguyên liệu đều có người giao tận nhà. Khi các nguyên liệu đã được cắt rửa sạch sẽ, bà cùng người làm hầm giò, luộc thịt, luộc huyết, luộc da,… Sau đó cho vào từng xô. Đến 14 giờ là dọn ra bán.
Một tô bánh canh bình thường có thịt giá 25.000 đồng, nếu có giò thì giá nhỉnh hơn chút là 35.000 đồng. Tô nhỏ có giá 20.000 đồng. Tuy giá có cao hơn so với những quán bánh canh ở ngoại ô thành phố nhưng khách vẫn ghé đến nườm nượp.
Mỗi ngày bà Tám bán hơn 100 kg bánh canh, 1 kg bánh bà bán được khoảng 5 tô. Điều đặc biệt ở quán bà Tám là bánh canh được bỏ chung vô nồi nước lèo. Một phần vì quán của bà đắt khách nên sợi bánh canh không bị nở. Còn những quán khác, nếu để bánh vào nồi nước lèo lâu, sợi bánh sẽ hút nước và bị nở, ăn sẽ không ngon.
Bà Tám không giấu bí quyết: “Đó là cách để sợi bánh canh thấm ngon vị của nước lèo. Nên khi thưởng thức thực khách sẽ cảm thấy sợi bánh có vị. Sợi bánh canh tôi mua ở một chỗ uy tín, sau khi lấy về thì mang xả qua nước lạnh, sau đó trụng qua nước sôi, rồi lại xả lại bằng nước lạnh một lần nữa để sợi bánh không còn vị chua, mềm, khi ăn sẽ thơm ngon hơn".
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn10
Gọi là quán bà Tám “tươi” vì ai đến ủng hộ quán bà đều cười rất tươi
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn11
Giờ tan tầm thực khách ghé quán ngày càng đông
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn12
Nhân viên phải làm việc liên tục vì lượng khách đến ăn và mua về quá đông
Quán của bà mở bán từ lúc 14 giờ và bán đến 21 giờ. Cứ mở cửa là khách đã ghé ăn rất đông, đỉnh điểm là vào lúc 17 giờ đến 20 giờ. Nhiều thực khách phải cố nán lại, đứng chờ vài phút để có chỗ ngồi hoặc đành ngậm ngùi mua đem về.
“Tôi ăn bánh của bà Tám nấu từ lúc còn 7 tuổi, bây giờ tuy đã có vợ con nhưng vẫn không thể quên được hương vị bánh canh của bà. Cứ chiều chiều rảnh rỗi tôi lại chở gia đình ghé quán bà ăn. Ngày xưa cứ nghe tiếng bà Tám rao là tôi và mấy đứa bạn trong xóm hay chạy ra mua. Đứa ôm tô, đứa chạy ra ăn ké, vui lắm! Bánh canh của bán rất ngon”, anh Trần Văn Trọng (Quận 12) chia sẻ.
Bạn Nguyễn Thị Ngọc Minh (Quận Gò Vấp) một thực khách lần đầu ghé quán, chia sẻ: “Một lần mình đi học quân sự ngang qua đây, thấy quán của này đông khách quá, tò mò nên hôm nay mình cùng bạn đến ăn thử. Không ngờ mình đã đến sớm như vậy rồi mà vẫn không có chỗ ngồi nên phải đứng chờ. Nhất định hôm nay phải thử cho bằng được".
Hơn 30 năm, với cách nấu bánh canh chả giống ai, với cái tính phóng khoáng đậm chất Sài Gòn, người phụ nữ có khuôn mặt nhân hậu với nụ cười niềm nở đã tạo nên thương hiệu bánh canh bà Tám “tươi” làm nhiều người thương nhớ.
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn14
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn13
Nhiều thực khách đến mà không có chỗ ngồi nên đành phải mua đem về
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn15
10 người làm, mỗi người một công việc nhưng vì lượng khách quá đông nên làm không xuể
Quán bánh canh 5m vuông 10 người làm không xuể, bán hàng trăm tô trong vài tiếng ở ngoại ô Sài gòn16
Giờ đông khách đỉnh điểm từ 17 giờ đến 20 giờ, mọi không gian của quán bị chiếm trọn, không còn bàn ghế để rải cho khách ngồi
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.