Người Sài Gòn mê tơi 8 món bánh xứ Quảng hơn 30 năm ở chợ Bà Hoa

22/11/2019 12:15 GMT+7

Khởi nghiệp từ thúng bánh gói, sau hơn 30 năm, sạp cô Anh giờ đã có 8 món bánh đều là đặc sản xứ Quảng , níu chân không chỉ khách Quảng mà còn khiến người Sài Gòn thích mê.

Ghé chợ Bà Hoa, người lạ sẽ ngỡ ngàng trước những sản vật của miền Trung được bày bán đa dạng và hấp dẫn vô cùng.
Đủ loại bánh tráng nướng, mắm cá các loại, đường bát, xôi đường hay bánh thuẫn. Chợ Bà Hoa như một miền Trung thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn, nơi người ta nói chuyện với nhau bằng tiếng Quảng và ăn những món ngon, đặc sản của xứ này.

Hấp dẫn 8 món bánh đặc sản

Lang thang khu chợ, tôi tìm thấy sạp số 96 (sạp cô Anh) để thưởng thức những món bánh nổi tiếng xứ Quảng. Cô Anh, tên thật là Đỗ Thị Phúc, năm nay đã 61 tuổi. Bà Phúc thích người ta gọi mình bằng cô Anh bởi cái tên sạp đã gắn bó với bà hơn nửa cuộc đời.
 Là khách quen lâu năm, chị Nhung nói bà Phúc có tính thương người. Cứ hễ sinh viên, học sinh đến ăn là lại giảm giá, nhiều khi cho không vì thương tụi nó xa nhà, xa quê. Ảnh: Trịnh Thanh Là khách quen lâu năm, chị Nhung nói bà Phúc có tính thương người. Cứ hễ sinh viên, học sinh đến ăn là lại giảm giá, nhiều khi cho không vì thương tụi nó xa nhà, xa quê. Ảnh: Trịnh Thanh

Là khách quen lâu năm, chị Nhung nói bà Phúc có tính thương người. Cứ hễ sinh viên, học sinh đến ăn là lại giảm giá, nhiều khi cho không vì thương tụi nó xa nhà, xa quê

Trịnh Thanh

Bánh lọc, bánh đúc gạo lứt, bánh bèo, bánh gói, bánh đập, mít trộn, bánh ít trần, giò lá là những món ăn do tự tay bà Phúc chuẩn bị.
Mỗi ngày, bà Phúc bán khoảng 300 cái bánh bèo, 3kg bột lọc, 5kg bánh đúc và 4kg mít trộn. “Cả nhà cùng làm chứ mình tôi làm thì không xuể. Chồng, con gái và con dâu ở nhà phụ, bắt đầu từ 7 giờ sáng chuẩn bị cho đến trưa, nhiều khi làm quên cả ăn”, bà Phúc chia sẻ.
Tôi rất thích thú với món bánh đúc gạo lứt. Là người gốc Bắc, bà và mẹ tôi cũng thường làm bánh đúc nhưng bằng gạo tẻ và chấm với mắm tôm hoặc có nơi là tương Bần.
Với người Quảng, bánh đúc gạo lứt sẽ ăn cùng với mắm nêm đậm đà, cay cay và nước sốt tôm thịt. Chia sẻ về cách làm, bà Phúc nói: “Để làm món bánh này, tôi pha gạo tẻ và gạo lứt với tỷ lệ 1:1, tức là 1,5kg gạo tẻ và 1,5kg gạo lứt. Nếu mà làm gạo lứt không bánh ra có màu như huyết vậy, nhìn sợ lắm mà ăn cũng không ngon bằng. Gạo ngâm xong thì đem đi xay”.

Bánh đúc gạo lứt

Tôi gọi một phần bánh đúc gạo lứt ngồi tại sạp ăn. Vài cái bàn, vài cái ghế đẩu vậy mà thành quán ăn. Bánh đúc có màu tím nhạt nhìn lạ mắt, ăn khá dai. Nước sốt tôm thịt do bà Phúc tự làm bằng việc xào hai thứ nguyên liệu này rồi cho thêm bột sên lên cho sánh lại. Bánh đúc và nước sốt kết hợp với nhau tạo nên hương vị béo, ngậy cho món ăn.
Bà Nguyễn Thị Phương Vũ (57 tuổi) chia sẻ: “Tôi ăn ở đây lâu rồi. Tôi ở quận 12, hay xuống đây lấy hàng mà lần nào xuống cũng phải qua đây ăn. Hương vị ở đây người miền Trung ăn cũng thấy ngon nữa. Cô này làm sạch sẽ mà ngon. Tôi vào đây đã 26 năm mà lúc nào cũng đi tìm hương vị quê nhà”.
“Ngày nào cũng ăn, cô làm mắm nêm ngon và sạch sẽ. Bữa ăn bánh bèo, bữa ăn bánh gối, bữa ăn bánh đập… Ngày nào không ra đây ăn là về nhớ lắm. Tôi ưng ăn cái mặn mặn, đậm đà như ở quê á. Khu này chủ yếu là người miền Trung nên hương vị giống ở quê, đi ăn chỗ khác tôi không ăn được cứ thấy ngọt ngọt, lợ lợ”, chị Nhung (48 tuổi) một khách quen của sạp chia sẻ.

Món mít trộn

Bánh lọc hấp dẫn

Bánh bèo

Trịnh Thanh

 
Nước sốt tôm thịt là nét đặc trưng trong các món ăn xứ Quảng. Ảnh: Trịnh Thanh

Nước sốt tôm thịt

Trịnh Thanh

Mừng vì con nối nghiệp

Là người gốc Điện Bàn (Quảng Nam), bà Phúc cùng gia đình vào Nam lập nghiệp đã hơn 40 năm.
Khi còn ở Bình Phước, bà đi ăn thấy người ta bán các loại bánh đặc sản của miền Trung ngon và đắt khách nên về nhà mày mò tự học, tự làm.
Ngày đầu ngồi bán ở chợ, bà Phúc chỉ có thúng bánh gói lá chuối. Dần dà, thấm thoát 32 năm, bà có được cơ ngơi là sạp ăn với 8 món ăn đặc sản xứ Quảng.
Món bánh đập của bà Phúc cũng được nhiều người yêu thích. Ảnh: Trịnh Thanh

Món bánh đập của bà Phúc cũng được nhiều người yêu thích

Trịnh Thanh

Mặc dù đã ở tuổi xế chiều, bà Phúc không muốn nghỉ bán ngày nào, bà chia sẻ: “Chồng con ở nhà cứ trách sao tôi không chịu nghỉ ngơi, Tết lễ gì cũng ra ngồi chợ bán. Buôn bán hơn 30 năm giờ đã thấy thói quen, ngày nào không ra lại nhớ không khí ở đây”.
Sạp ăn này đã giúp bà nuôi 5 đứa con ăn học rồi xây dựng gia đình. “Chợ này mấy chục năm vẫn vậy. Tôi bán hồi đó mới 30 tuổi, con tôi mới có 6 tháng, giờ đã lấy chồng 2 đứa con rồi. Ngày mới bán, khách đến ăn tôi hay hỏi ý kiến xem vừa miệng không, có ngon chưa, từ đó mà hoàn chỉnh hương vị và giữ cho đến bây giờ”, bà Phúc kể lại.
Con gái và con dâu của bà mong muốn được nối nghiệp của mẹ, tiếp quản sạp ăn. Điều đó khiến bà mừng khôn tả bởi bây giờ người trẻ thích làm này làm kia, thích đi đây đi đó chứ chẳng ai chịu ngồi một góc chợ, người lúc nào cũng ảm mùi đồ ăn, tất bật sáng tối.
Nhưng khi hỏi bao giờ bà nghỉ ngơi, bà cười, nói ngay: “Chưa nghỉ đâu, tôi còn khỏe mà. Con cái nối nghiệp thì mừng nhưng từ từ chứ giờ tôi chưa muốn nghỉ. Tôi sẽ bán đến khi nào mình không còn sức khỏe nữa thì mới nghỉ”.

Đến đường Bàu Cát phải ghé Mì Quảng Trí - Hội An

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.