Người tiêu dùng thế giới giảm chi tiêu, giá thủy sản xuất khẩu giảm

25/08/2022 09:51 GMT+7

Nhu cầu thủy sản toàn cầu đã đạt đỉnh và sẽ giảm trong nửa cuối năm nay, cả về giá và lượng.

TS Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), khuyến cáo, các doanh nghiệp hiện phải thay đổi để thích ứng với các biến động thị trường. Lạm phát gia tăng, người tiêu dùng ít tiền hơn nên sản phẩm nên được đóng gói kích cỡ nhỏ hơn và gia tăng tính tiện dụng.

Các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với các biến động của thị trường

Chí Nhân

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lạm phát làm giảm chi tiêu cho thủy sản, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các loài có giá vừa phải. Tôm nhỏ, cá tra, chả cá, surimi, cá biển nhỏ vẫn có nhu cầu cao nhưng giá sẽ giảm so với nửa đầu năm. Lượng tồn kho tăng khiến nhà nhập khẩu hạn chế mua hàng và tìm cách hạ giá nhập khẩu, chính vì vậy giá xuất khẩu của Việt Nam sẽ không duy trì ở mức cao như 6 tháng đầu năm.

Tuy nhiên về dài hạn, tiêu thụ thủy sản của thế giới có thể tăng mạnh. Năm 2030 dự báo tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm tăng 18% so với năm 2018, đạt 28 triệu tấn. Tiêu thụ bình quân đầu người dự kiến đạt 21,5 kg vào năm 2030 so với mức 20,5 kg của năm 2018. Châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất với 9%.

Về nguồn cung xuất khẩu, Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất, tiếp theo sẽ là Việt Nam và Na Uy. Châu Á đóng góp vai trò quyết định trong tăng trưởng xuất khẩu thủy sản khi chiếm khoảng 73% tổng lượng xuất khẩu tăng thêm vào năm 2030. Ở chiều ngược lại, các thị trường tiêu thụ chính hiện nay là EU, Nhật Bản và Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn thủy sản nhập khẩu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.