Học được nhiều kỹ năng
Ngay khi vừa tổng kết năm học xong, Trần Huỳnh Thiên Tùng và Đinh Võ Hoàng Nam (cùng học lớp 11A8, Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM) đã đi xin việc làm thêm. Nam chia sẻ: “Thời gian rảnh em không biết làm gì ngoài việc chơi game. Mục đích chính khi đi làm là để học thêm kỹ năng giao tiếp, thử sức với áp lực từ công việc thực sự”.
tin liên quan
‘Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị’: 'Giả' cô giáo kiếm tiền triệu/thángLà sinh viên năm 3 khoa Văn học, nhận làm gia sư 3 lớp, lịch dạy của Thư trải dài từ thứ 2 đến thứ 7 với tổng tiền công là 5 triệu đồng/tháng, Thư ‘sống khỏe’ mà không cần cha mẹ gửi tiền lên mỗi tháng. Có điều, cô bị trung tâm buộc 'đóng giả' cô giáo.
Thêm một lý do để Nam quyết định đi làm thêm là vì không muốn tuổi học trò trôi qua một cách vô nghĩa.
Nam chia sẻ: “Chuyển lên THPT, hầu hết các bạn đều học giỏi nên giáo viên giảng bài rất nhanh. Khi chưa hiểu bài, em không biết nên hỏi bạn nào và cũng không dám trao đổi lại với giáo viên. Lúc này, ngoài thời gian lên lớp, em thường la cà chơi game, có hôm chơi tới 22 - 23 giờ khuya mới về nhà. Em mong muốn có được những kỳ nghỉ hè vui nhộn và nhiều kỷ niệm, thoát ra khỏi sách vở như những nhân vật trong truyện. Chính vì thế em và 2 bạn khác trong lớp bàn nhau xin gia đình cho đi làm thêm để cọ xát với thực tế cuộc sống khi làm việc”.
Tùng kể: “Lúc đầu ba mẹ em phản đối chuyện đi làm thêm vì trước giờ em chưa từng làm việc mệt nhọc. Đặc biệt năm sau lại là lớp 12, ba mẹ cũng muốn tụi em tập trung vào việc học. Tuy nhiên, chúng em đã thuyết phục rằng chúng em làm thêm không nhằm kiếm tiền mà hơn hết là muốn thay đổi môi trường tiếp xúc, muốn có những trải nghiệm thực tế và ba mẹ đồng ý”.
tin liên quan
Sinh viên với nghề đọc sách thuê: Kiếm tiền, học điều hay, nói không với sexChất giọng hay, yêu sách... là những tố chất cần thiết của một người đọc sách thuê. Đây là việc làm thêm mới lạ và thu hút nhiều sinh viên tham gia.
Do chưa đến tuổi lao động và vướng lịch học không cố định nên đi hết gần 30 quán, nhà hàng, Nam và Tùng vẫn chưa xin được việc. “Bị từ chối quá nhiều khiến chúng em mất dần cảm giác xấu hổ, giao tiếp dần tự tin hơn và không ngại khi bước vào một quán nào đó để trình bày. Kỹ năng đầu tiên chúng em học được là: rụt rè chính là rào cản lớn nhất khi đi xin việc”, Tùng nói thêm.
Tùng còn cho hay: “Khi phục vụ tại nhà hàng, quán cà phê, chúng em được làm việc trực tiếp với ông chủ, giao tiếp với đồng nghiệp, phục vụ khách hàng và phải chịu áp lực từ những công việc thực sự… Từ đó giúp chúng em bổ sung được nhiều kỹ năng còn thiếu như nhút nhát khi giao tiếp với người lạ, thích một bạn nào đó mà không dám bày tỏ…”.
Tương tự, ông Hoàng Đức Huy (tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Nghỉ hè thay vì để con rảnh rỗi, tôi cho cháu phụ bán đồ gỗ với người họ hàng. Một phần để cháu làm quen với công việc lao động, sau đó là để thời gian rảnh cháu sẽ không chỉ chăm chăm đến màn hình vi tính”.
Ông Huy nói tiếp: “Việc cho cháu đi làm thêm trong hè khá bổ ích. Chỉ mới 5 ngày sau khi làm việc ở cửa hàng, về nhà Khánh đã biết tự lau dọn nhà cửa, tới bữa tự biết dọn cơm. Lúc rảnh rỗi cháu cũng không tập trung quá nhiều vào màn hình vi tính mà tranh thủ kể với bố mẹ về công việc tại cửa hàng”. Khánh, con ông Huy, cũng nhìn nhận: “Đi làm thêm dịp hè giúp em có thêm trải nghiệm và biết cách sử dụng thời gian cho những việc làm cần thiết một cách hợp lý”.
tin liên quan
'Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị': Đứng sưng chân làm 'PG' nhiều cám dỗSinh viên ngoài việc học còn làm thêm để kiếm sống. Ở TP.HCM hay Hà Nội, 'trường đời' không chỉ giúp các bạn va chạm thực tế, học thêm kinh nghiệm sống và quan trọng nhất có thêm thu nhập chi tiêu trong những năm ngồi giảng đường. Những việc làm thêm nào mà đời sinh viên đã từng trải qua?
Hiểu giá trị của lao động
Sau một thời gian ngắn làm thêm, hầu hết những học sinh này đều cảm thấy cởi mở, học hỏi từ thực tế và hơn hết là cảm nhận sâu sắc về giá trị của lao động.
Trải qua 2 ngày dang nắng và mỏi miệng trình bày, Tùng xin được công việc làm thêm ở một nhà hàng, Nam xin việc phục vụ tại quán cà phê theo giờ. “Lần đầu tiên được thuê làm công việc nghiêm túc, em khá hồi hộp nên dù 7 giờ mới làm nhưng 6 giờ 30 em đã có mặt ở quán”, Nam kể.
Còn Lê Hà My, học sinh Trường THPT Marie Curie, TP.HCM, lại xin làm “nhân viên” thời vụ của một nhà sách. “Với em, bán sách là một công việc vô cùng thú vị vì em rất yêu sách. Khi làm việc, giới thiệu hoặc tìm cho khách hàng những cuốn sách mà họ yêu cầu, em cảm thấy rất vui”, My cho biết.
My kể thêm: “Lúc trước, chưa đi làm thêm thì những ngày hè em thường ra siêu thị gần nhà đọc sách miễn phí. Mỗi tháng em dành khoảng 200.000 - 300.000 đồng để mua sách. Từ khi đi làm thêm ở tiệm sách, em tiết kiệm được số tiền này và còn tranh thủ đọc những cuốn sách mình yêu thích vào giờ giải lao hoặc khi vắng khách, điều này khiến em cảm thấy hào hứng với công việc”.
Sẽ dành cho mẹ món quà ý nghĩa
Nam và Tùng tiết lộ sẽ dành phần lớn tiền công tháng đầu tiên để tạo bất ngờ cho ba mẹ. Tùng tâm sự: “Lúc trước, khi bắt đầu đi làm thêm, anh trai của em đã dành tháng lương đầu tiên để tặng mẹ. Số tiền tuy không lớn nhưng em cảm nhận được lòng hiếu thảo mà anh gửi tới ba mẹ. Từ đó em cũng nung nấu ý định khi nào đi làm được sẽ dành tháng lương đầu tiên, dù nhiều hay ít, để tặng mẹ”. Tương tự, Nam kể: “Em tính sau khi lãnh tiền công, việc đầu tiên là cùng mẹ đi siêu thị, chọn thật nhiều trái cây và sẽ trả bằng chính số tiền công đầu tiên em kiếm được”.
|
tin liên quan
‘Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị’: Phát tờ rơi vắt kiệt sức, nhận lương 'bèo'Huy nhận được 40.000 đồng khi phát hết 400 tờ rơi, đổi lại là cơ thể như bị vắt kiệt sức lực mỗi ngày đi hết nơi này đến chốn khác.“Người mỏi nhừ, chân thì tưởng như bước không nổi nữa”, Huy tâm sự.
Bình luận (0)