Người trẻ thắc mắc: Cúng ông Táo giờ nào?

17/01/2020 06:44 GMT+7

Chị Nguyễn Thị Hồng Thi cho biết nghe mẹ mình nói theo dân gian, giờ cúng ông Công ông Táo là trong khoảng từ 11 giờ 30. Lễ cúng ông Công ông Táo phải hoàn thành trước giờ ngọ ngày 23 tháng chạp.

Cứ dịp 23 tháng chạp (âm lịch), thị trường đồ lễ cho Tết ông Công, ông Táo trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nhiều người trẻ đã tranh thủ thời gian rảnh để đi chợ mua đồ đưa ông Táo về trời.

"Ở đây bán rẻ"

Có mặt sớm tại Chợ Bình Tây, Q.6 TP.HCM, nhưng các con đường nhỏ dẫn vào các chợ này đều đông nghẹt người. Không khí mua bán đặc biệt nhộn nhịp tại các cửa hàng bán đồ lễ cúng.

Chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM) luôn nhộn nhịp người mua trong những ngày cận tết

Tại đây, các mặt hàng cúng đưa ông Táo về trời khá đa dạng từ đồ lễ gồm mũ Táo Ông, Táo Bà, nhang đèn, tiền vàng mã, quần áo giấy, bánh trái… Tuy nhiên, người bán cho biết cả bộ đồ lễ là bán chạy nhất.
Chị Phạm Thị Hồng Phúc, 35 tuổi, chủ cửa hàng bán đồ lễ cúng tại chợ Bình Tây, cho biết từ tuần trước, đã có người đến mua đồ cúng nhưng chưa nhiều. Sáng nay mới bán nhiều vì người ta mua đồ tiễn ông Táo về trời.

Chị Nguyễn Thụy Mỹ Linh đi cùng với mẹ mình

“Bộ đồ lễ của ông Táo gồm có 2 mũ Táo Ông có cánh chuồn và mũ Táo Bà, giá trung bình dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng, tùy loại. Ngoài ra, khách cũng mua thêm vàng mã, nhà lầu, xe hơi để đốt chung với đồ lễ sau khi cúng”, chị Hồng cho biết.
Chị Ngô Thị Mến, 27 tuổi, ngụ Q.9 TP.HCM, chia sẻ: “Năm nào cũng lên chợ này mua, vì ở đây bán rẻ, có đầy đủ mặt hàng để đưa ông Táo về trời. Năm nào cũng thế, xuống đây là mua nhiều lắm, mua thêm đồ cúng kiến ông bà, giao thừa nữa”.

Bộ vàng mã để cúng ông Công ông Táo, nhang đèn “hút” khách trong dịp này

Đi cùng với mẹ, chị Nguyễn Thụy Mỹ Linh, 35 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM, cho biết mình bắt đầu đi sắm mâm lễ chuẩn bị tươm tất tiễn ông Công ông Táo. Bộ lễ hằng năm nhà có áo mũ ông bà Táo, trái cây, riêng xôi chè được đặt riêng đúng giờ người bán giao tới.

Bộ vàng mã để cúng ông Công ông Táo

Phải nhớ đến phong tục của ông bà

Mẹ của chị Mỹ Linh là bác Phạm Thị Liễu, 64 tuổi tâm sự, dù nghèo cách mấy mình cũng phải đi mua đồ để đưa ông Táo về trời, và phải làm sao để cho đời con, đời cháu mình luôn nhớ đến những phong tục, xa xưa của ông bà mình để lại.
“Tụi trẻ bây giờ (con của cô) đi làm hết rồi không có rảnh rỗi như tụi cô mà để đi ra chợ mua như thế, chỉ nhớ về nhà mẹ thôi, còn nhớ về phong tục thì không nhớ đâu...”, cô Liễu cho biết. 

Nhiều người mua thêm bông vạn thọ để tại khu vực ngã 3 Hồ Thị Kỷ và đường Hùng Vương, Q.5, TP.HCM

Tấn Đạt

Chị Nguyễn Thị Hồng Thi, 27 tuổi, ngụ tại số 451/11/22 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM, cho biết đi mua thêm bông vạn thọ cúng kiến cho nó thêm “sắc” để thể hiện lòng thành. Mình nghe mẹ mình nói theo dân gian, giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo là trong khoảng từ 11 giờ 30. Lễ cúng ông Công ông Táo phải hoàn thành trước giờ ngọ ngày 23 tháng chạp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.