Núi Thiếp như một con rết lớn khẽ nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông. Những cái chân rết tỏa ra hai bên tạo thành những khe nhỏ. Chạy dọc hàng chân rết ấy là làng. Làng vốn không có tên, cứ lấy tên núi tên sông làm tên mình.
Làng Thiếp.
Đàn bà con gái làng Thiếp đẹp, mắt lá răm, môi cắn chỉ, da trắng nõn, mát lạnh và đặc biệt dáng người thon thả, tướng đi uốn mình xà. Gái làng Thiếp hầu hết quẩn quanh bãi lúa đồng dâu quê nhà, nhưng hễ có ai ra khỏi làng, người ta chỉ cần nhìn tướng đi là biết người làng Thiếp.
tin liên quan
Chung cư - Truyện ngắn của Phạm Thanh ThúyVinh không tin truyền thuyết, chưa bao giờ tin, dù tai nạn suýt chết đuối dưới sông Thiếp khiến Vinh đâm ra thù ghét cả dòng sông. Đàn ông làng Thiếp không tắm sông, âu cũng sợ lời nguyền của con rắn xanh thuở nào.
*
Vinh tần ngần nửa muốn bước xuống bến sông, nửa muốn quay trở lại. Phía sau lưng mình, Vinh biết Thân đã bỏ đi. Những đồng tiền còn ấm hơi bàn tay Vinh đã nằm yên trong cái túi trễ trên bộ ngực hom hem như ngực một đứa trẻ đang lớn của Thân.
“Ông ấy chẳng nhớ gì đâu.
Nhưng dù sao cũng từng nuôi em mấy năm trời!”.
Những lời lạnh lẽo của Thân như mưa đông còn vẳng bên tai Vinh. Vinh nhắm mắt, cố nhớ những hình ảnh đã từ lâu hoen mờ về những ngày thơ ấu. Làng Thiếp đã bỏ nghề trồng bông. Trên những ruộng bông năm xưa giờ phủ màu rau đậu.
Thuở nhỏ, ngôi làng, dải núi đó Vinh tha thiết yêu thương, những tưởng sẽ không bao giờ xa rời. Nhưng chỉ sau vài năm, một vết thương lòng đã bứng Vinh ra xa quê nhà hàng trăm cây số. Vết thương lòng ấy, về sau, khi đã đủ bình tâm, Vinh mới nhận thấy nó chả nghĩa lý gì hết so với những bầm dập mà Vinh va vấp trong cuộc đời. Có thể Thân cũng vậy.
Thân là em trai cùng mẹ khác cha của Vinh. Đã lâu rồi Vinh không gặp lại. Anh em Vinh không thương nhau như phần lớn anh em những nhà khác. Một phần vì xa nhau từ khi còn nhỏ, một phần vì không cùng cha. Suy cho cùng là vì chữ tình mà cha mẹ vướng phải. Đúng rồi. Chữ tình khủng khiếp lắm, nó dư sức làm khuynh đảo các mối quan hệ.
Nhưng thôi, về bên sông Thiếp lần này không phải Vinh so đo chuyện cũ với mẹ và em mình. Mối quan hệ ấy, như Vinh đã nghĩ, chẳng nghĩa lý gì để Vinh và em trai mình đến nỗi xa mặt cách lòng. Đấy là sau này Vinh tin thế chứ thời điểm tuổi mười lăm, mười bảy đó nó khủng khiếp như cả vũ trụ nát tan. Vinh về vì cha. Từ ngày cha mẹ ly dị, Vinh sống với cha, Thân sống với mẹ. Cha nói lúc gần đất xa trời, ông muốn về cố hương chứ không phải về vì thứ tình xưa bạc bẽo. Là do sau cuộc đổ vỡ, cha quyết định đưa Vinh theo. Ông bỏ lại cho vợ cũ cơ đồ mà ông đã đổ bao mồ hôi công sức và sau này là nước mắt đắng cay để gây dựng. Ông, khi đó không nuối tiếc gì cả nhưng sau bao năm, ông lại mong muốn được quay về.
Nhưng cha đã không đợi được ngày Vinh lo đủ tiền để mua lại ngôi nhà cũ bên sông, mà ngày nay đã bị đứa em trai cùng mẹ khác cha bỏ hoang. Ông về cõi trên trong sự im lặng của nỗi buồn…
*
Vinh đã có những ngày tháng thơ dại trắng trong cùng ngôi nhà bên sông Thiếp ấy. Mỗi sáng thức dậy, chảy tràn trong đôi mắt Vinh là màu xanh căng mướt cây bông, rồi lại hoa vàng hay màu trắng nõn của quả bông đã chín. Làng Thiếp có nghề trồng bông và bật bông thuê. Đàn ông làng Thiếp thường lập thành nhóm mang bông đi khắp nơi lầm lụi kiếm thêm miếng cơm manh áo cho vợ con ở nhà.
tin liên quan
Vườn chùa - Truyện ngắn của Phạm Thanh ThúyCha đã đưa Vinh đi cùng ông lang thang hết ngôi làng này đến những ngôi làng khác để bật bông thuê. Ngày ấy, dân tình chỉ có chăn bông đắp ấm mỗi mùa đông. Sau vài vụ rét, đám chăn bông trở nên cũ kỹ, lép xẹp. Người ta thuê những thợ bật bông dỡ chúng ra rồi bật lại cho xốp, kèm thêm một ít bông mới, một ít vải màn mới, thế là đã có một chiếc chăn bông mới đẹp.
Những người đàn ông làng Thiếp sau mỗi vụ đi bật bông thuê đều trở về làng, ngày ngày chăm những ruộng bông để vợ và con gái họ làm việc bắt cá, đặt lờ tôm trên sông Thiếp. Chỉ có cha và Vinh là không có nơi nào trở về. Những lúc hắt hiu trong căn gác trọ thiếu thốn trăm bề, Vinh thấy cha âm thầm vuốt nước mắt. Ông rời làng Thiếp, núi Thiếp và sông Thiếp mà không mang theo gì ngoài Vinh và một cái túi vải nhỏ luôn đeo bên người. Đó là giấy tờ tùy thân của hai cha con, và cả những tấm huy chương, những giấy chứng nhận của nhà nước cho những tháng năm đi chiến trường của ông.
Còn Thân... người cha giàu có bên kia thị trấn Chàng tìm đến, đã trao tay Thân một số vốn liếng không nhỏ. Thân thông minh, lại được cha đẻ dắt tay, chẳng mấy đã giàu có, mua được nhà to ở thị trấn Chàng. Thân đưa mẹ sang ở cùng, ngôi nhà cũ bên bờ sông Thiếp bị bỏ hoang, cỏ dại gần như phủ trùm đến tận cửa.
Ngày mẹ ốm nặng, Thân gọi Vinh đến cho bà gặp mặt lần cuối cùng. Trong căn phòng rộng rãi dành riêng cho mẹ, Thân xếp từng chồng tiền từ dưới nền lên cao hơn mặt bàn. Chưa bao giờ trong cuộc đời Vinh được chạm tay vào một chồng tiền như thế. Thân bắt gặp ánh mắt Vinh đậu trên những chồng tiền của mình thì cười nhạt: “Chỉ cần anh mở miệng xin, tôi sẽ cho anh...”.
Người mẹ đã trút hơi thở cuối cùng sau lời Thân nói. Vinh lặng im nhìn mẹ ra đi. Vinh đã chuẩn bị rất lâu để tha thứ cho bà, để khóc thật nhiều khi bà mất đi. Nhưng Vinh đã không nhỏ một giọt nước mắt nào. Khi ấy, trong lòng Vinh, những chồng tiền trên nền nhà của Thân, và Thân nữa như được châm một ngọn lửa, ngùn ngụt cháy và tan thành tro bụi.
Ngôi nhà bên sông Thiếp đón cha con Vinh trở về trong một buổi trưa yên tĩnh. Thân đã đợi ở đó để trao tay chìa khóa. Lúc Vinh ôm bình tro của cha đứng lặng trong khoảng vườn ngập cỏ dại, Thân nhắc lại lời Thân từng nói khi Vinh có ý định mua lại ngôi nhà: “Chỉ cần ông cụ hoặc anh mở miệng xin, tôi sẽ cho!”.
Vinh cắn chặt môi để không sổ một cơn nôn đã lờm lợm trong cổ họng. Thân là em trai của Vinh. Đứa em trai mà mẹ đã vụng trộm với một gã đàn ông bên kia núi Thiếp trong chính ngôi nhà mà cha đã bỏ bao công sức vun vén. Vinh đã dắt tay Thân lẫm chẫm đi trong khoảng sân gạch cũ kia. Vinh không cảm nhận thấy có sự khác biệt nào từ dòng máu chảy trong người Thân. Vậy mà, nếu không có người đàn ông bên kia núi Thiếp ngang nhiên đến nhận con mình, Vinh và Thân hẳn đã lớn lên bên nhau bình thường như những cặp anh em khác.
Trong những chiều quên nhớ của tuổi già và buồn thương, cha đã cho phép mình buông xuôi tất cả.
*
Sông Thiếp xanh trong như thuở Vinh rời làng Thiếp ra đi. Không còn dấu vết nào của những ruộng bông từng trải dài dọc ngôi làng. Từ lâu rồi, người ta không đắp chăn bông nữa. Nghề trồng bông, bật bông của làng Thiếp cứ thế lụi tàn.
tin liên quan
Tan trong sương mù - Truyện ngắn của Phạm Thanh ThúyThân lớn lên với mặc cảm hình thể dù cha đã một lòng bao dung cho lỗi lầm của mẹ. Vậy mà khi ông bố đẻ từ bên kia núi tìm sang, nó phủ nhận cha, phủ nhận Vinh, như chưa bao giờ có những tháng ngày ông đau khổ và yêu thương nó.
Bây giờ, cha đã thành tro bụi. Vinh dọn sạch cỏ dại trong vườn để ông nằm trên mảnh đất mà bao năm ông mong nhớ. Vinh mang theo chiếc túi vải đựng tro của căn nhà nhỏ nhiều năm trước đã bị cha thiêu rụi trong cơn hoang tưởng khổ đau.
Những tàn tro bay vèo trong gió, sông Thiếp xanh trong nhanh chóng hòa tan...
Bình luận (0)