Tính toán trên vừa được tiến sĩ Nguyễn Việt Cường, giảng viên Trường đại học Kinh tế quốc dân và hiện là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu cứu phát triển Mêkông, thực hiện.
Theo tiến sĩ Nguyễn Việt Cường, trong số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê có câu hỏi về số tiền mà hộ gia đình chi bình quân trong 30 ngày qua cho việc đồ cúng lễ. Số tiền này chỉ là tiền mua vàng mã, hương hoa và đồ cúng không phải thực phẩm (tức là không bao gồm bánh kẹo, quả hay thịt cá dùng để cúng lễ).
Từ đó, tiến sĩ Cường tính toán và thấy rằng vào năm 2012, bình quân mỗi hộ gia đình tại Việt Nam chi 575.000 đồng cho đồ cúng lễ. Con số này tăng lên tăng lên 654.000 đồng vào năm 2016 (đã loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát).
tin liên quan
Còn chưa giải thích được mọi hiện tượng tâm linh, còn nhu cầu đốt vàng mãTiến sĩ Cường cho biết, khảo sát của Tổng cục Thống kê được thực hiện vào tháng 5 và không bao gồm tháng tết nên không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Bên cạnh đó, các hộ chi tiêu quá cao cho đồ cúng lễ (gọi là giá trị ngoại lai trong thống kê) cũng đã được ông loại bỏ ra khỏi tính toán.
Điểm đáng lưu ý, theo tiến sĩ Cường là khoản chi tiêu cho đồ cúng cao của người Việt gấp gần 8 lần chi tiêu cho đồ chơi và sách truyện cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Số tiền mà người dân Việt Nam chi cho sách truyện và đồ chơi trẻ em bình quân trong năm 2012 và 2016 là hơn 1.600 tỉ và 2.100 tỉ đồng.
“Trong khi đó, sách truyện và đồ chơi được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và là một trong những chỉ số đo lường nghèo đa chiều trẻ em của UNICEF. Theo báo cáo nghèo đa chiều trẻ em của UNICEF thì khoảng 20% trẻ em 0 - 4 tuổi không có đồ chơi vào năm 2014", tiến sĩ Cường nói.
"Tín ngưỡng là quan trọng nhưng chi tiêu ra sao cho hợp lý cũng quan trọng không kém. Thay vì lãng phí quá nhiều tiền vào vàng mã hay đồ cúng, chúng ta nên mua thêm sách truyện cho trẻ nhỏ", tiến sĩ Cường nói thêm.
Bình luận (0)