Chuyện tình lãng mạn của anh chàng Tuyên Quang cưới cô gái Mỹ hay anh Đồng Hới yêu cô Ailen khiến nhiều người mến mộ. Tuy nhiên, để đi đến cái đích hôn nhân, nhiều người Việt lấy người nước ngoài phải vượt cửa ải: "thủ tục hành chính".
Với nhiều cặp Việt Nam - nước ngoài, làm thủ tục đăng ký kết hôn là “liều thuốc thử” cho tình yêu - Ảnh: Nguyên Mi |
“Nói thật, nếu không yêu mình thì chắc anh ấy đã “bỏ chạy mất dép” rồi chứ không kiên nhẫn để chịu bị hành và bỏ công, bỏ việc suốt 3 tháng để hoàn thành tất cả những thủ tục rườm rà ấy!”. Đó là tâm sự điển hình của một trường hợp yêu và đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Ngược xuôi Bắc – Trung – Nam làm thủ tục
Chị Trần Thị Thu Yên hộ khẩu ở Phú Yên, chồng quốc tịch Mỹ và cả hai cùng sống, làm việc ở Nha Trang. Thế nên, việc đăng ký kết hôn ở Việt Nam được làm ở Sở Tư pháp Phú Yên (thời điểm năm 2015. Hiện nay chỉ cần làm ở đăng ký ở UBND quận, huyện nơi vợ/chồng Việt Nam có hộ khẩu thường trú – PV).
Đã hơn một năm được cầm giấy chứng nhận kết hơn này trên tay mà giờ “nhớ lại mình còn thấy toát mồ hôi về 3 tháng chạy đủ Bắc Trung Nam để có được tờ giấy chứng minh vợ chồng” – chị Yên nói.
Chị cho biết, để hoàn thành tất cả những thủ tục đăng ký kết hôn, đã nhiều lúc chị “bật khóc, cáu gắt vì mệt mỏi và tức giận trước cái đống thủ tục rườm rà, cứ như vắt kiệt sức lực mình”.
Anh Daniel Brown – chồng chị (người Mỹ) vốn là người cho rằng giấy đăng ký kết hôn chỉ là một tờ giấy và không quan trọng chuyện giấy tờ để gắn kết hai con người với nhau. Thế nhưng “ảnh đã vì mình, vì gia đình mình nhẫn nhịn vượt qua tất cả để lấy được tờ giấy đó cho bằng được. Mà có khi, đó là liều “thuốc thử” cho tình yêu của tụi mình thật!”, chị Yên cảm nhận.
|
|
“Nhưng xui cho mình là hôm đó nhân viên Đại sứ quán Mỹ không biết lơ đễnh sao mà không ghi ngày ký, đóng dấu chứng nhận. Vì giấy chứng nhận chỉ có giá trị trong 6 tháng nên khi về nộp ở Sở Tư pháp Phú Yên thì không được nhận vì không biết giấy có thời hạn khi nào. Thế là tụi mình phải bay ra Hà Nội làm lại từ đầu đối với tờ giấy chứng nhận độc thân của Daniel”, chị Yên nói.
|
|
|
Mặc dù, trước khi làm thủ tục đăng ký, chị đã tìm hiểu qua quy trình trên mạng và hỏi thủ tục, trình tự ở ngay Sở Tư pháp tỉnh nhà cho chắc nhưng vẫn gặp nhiều “trúc trắc”.
Đầu tiên, chồng chị đã làm giấy tuyên thệ độc thân ở Mỹ. Sau đó, giấy này phải được Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam chứng nhận. Để cho chắc ăn, vợ chồng chị quyết định dù sao cũng phải đi xa chứng giấy nên ra Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam (Hà Nội) làm luôn cho chắc (chứ không vào TP.HCM chứng ở Tổng lãnh sự quán).
Thế là hai vợ chồng từ Nha Trang ra Hà Nội chứng giấy tuyên thệ độc thân cho chồng. Giấy chứng nhận tuyên thệ độc thân này sau đó còn phải được Sở Ngoại vụ, cơ quan của Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng thực chữ ký trên đó là của Đại sứ (hoặc Tổng lãnh sự), dịch ra tiếng Việt và đi công chứng.
“Nhưng xui cho mình là hôm đó nhân viên Đại sứ quán Mỹ không biết lơ đễnh sao mà không ghi ngày ký, đóng dấu chứng nhận. Vì giấy chứng nhận chỉ có giá trị trong 6 tháng nên khi về nộp ở Sở Tư pháp Phú Yên thì không được nhận vì không biết giấy có thời hạn khi nào. Thế là tụi mình phải bay ra Hà Nội làm lại từ đầu đối với tờ giấy chứng nhận độc thân của Daniel”, chị Yên nói.
Theo nhiều cặp vợ chồng Việt Nam – nước ngoài, “đổ mồ hôi”, mất thời gian và hay gặp trục trặc nhất là việc làm giấy chứng nhận độc thân của người nước ngoài.
Còn chị Mai Trân Thanh (hộ khẩu Long An, làm việc tại TP.HCM) bộc bạch: “Anh xã mình sợ luôn với 4 tháng, 3 lần bay qua lại Mỹ-Việt Nam để làm giấy tờ này”. Chồng chị Thanh là Việt kiều, hiện đã có Quốc tịch Mỹ.
|
|
|
Thế nhưng, điều quan trọng là khi mình hỏi về các thủ tục cần thiết để làm đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cán bộ làm giấy không chỉ dẫn cặn kẽ. Mình thắc mắc hỏi thì chỉ được trả lời chút chút giống như để dành lại, giấu bớt vậy đó. Sau khi làm nộp rồi mới bảo thiếu này thiếu nọ, phải đi chứng, bổ sung.
|
|
|
Chị Thanh bức xúc
|
|
|
Chị Thanh cho biết, nhìn quy trình, liệt kê các loại giấy tờ cần thiết cứ tưởng đơn giản. “Thế nhưng, điều quan trọng là khi mình hỏi về các thủ tục cần thiết để làm đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cán bộ làm giấy không chỉ dẫn cặn kẽ. Mình thắc mắc hỏi thì chỉ được trả lời chút chút giống như để dành lại, giấu bớt vậy đó. Sau khi làm nộp rồi mới bảo thiếu này thiếu nọ, phải đi chứng, bổ sung”, chị Thanh bức xúc.
Bên cạnh đó, các bước thực hiện, ký giấy tờ phải có sự có mặt của cả hai người đăng ký kết hôn thành vợ thành chồng, không ủy quyền, làm thay được. “Chồng mình chờ lâu, đến hết hạn nghỉ phép, theo vé máy bay thế là phải về Mỹ lại. Sau đó, đến ngày phỏng vấn, ký giấy thì lại phải bay về Việt Nam”, chị Thanh kể.
7 năm không thể làm đăng ký kết hôn
Chị Hoàng Thị Minh Quyên làm việc ở TP.HCM, trong khi quê (hộ khẩu thường trú) ở Đắk Lắk. Người yêu của chị người Nepal, lại làm việc ở Dubai.
Theo lời khuyên của bạn bè, ưu tiên đầu tiên của chị là nên kết hôn ở Việt Nam để quyền và lợi ích của mình được bảo vệ. “Thế nhưng, đăng ký kết hôn ở Việt Nam đến giờ vẫn là giấc mơ của tôi”, chị Quyên trăn trở.
Việc làm đăng ký kết hôn của chị khó khăn trăm bề so với nhiều người do Nepal và Việt Nam không có Đại sứ quán, cơ quan đại diện tại nước của nhau. Điều này buộc cả hai khi làm các giấy tờ để đăng ký kết hôn phải sang Hàn Quốc (Đại sứ quán Nepal tại Hàn Quốc kiêm nhiệm Việt Nam) để hợp pháp hóa các chứng nhận của bạn trai chị. Đặc biệt là giấy chứng nhận độc thân.
Theo luật, trong quá trình làm, hoàn tất hồ sơ (nộp hồ sơ, phỏng vấn, giải quyết hồ sơ khi trục trặc, ký giấy,…), cả hai người đăng ký kết hôn luôn phải cùng nhau có mặt. Cả hai anh chị làm việc ở hai đất nước xa nhau. Cả hai cũng không làm việc tại quê nhà. Thế nên, đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì cả hai phải bỏ công việc thời gian dài và về Đắk Lắk nhiều lần để hoàn tất thủ tục.
Trong khi đó, ở Nepal chỉ yêu cầu giấy xác nhận độc thân để có thể đăng ký kết hôn. Thế nên, anh chị buộc phải chọn cách đăng ký kết hôn ở nước ngoài. Tuy nhiên, con đường đó cũng không suôn sẻ.
“Tôi lại gặp khó khăn khi xin giấy xác nhận độc thân cho tôi ở Việt Nam nên việc đăng ký kết hôn đến nay vẫn.... chờ”, chị Quyên nói.
|
|
|
Đã hơn 7 năm trôi qua chúng tôi vẫn chưa được hợp thức hóa hôn nhân
|
|
|
Chị Hoàng Thị Minh Quyên
|
|
|
Chị kể lại chặng đường gian nan: Tháng 4.2014, người yêu tôi được công ty ở Dubai cho nghỉ phép 1 tháng (từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7) để về Nepal đăng ký kết hôn với tôi. Thế là theo kế hoạch, từ tháng 4.2014, tôi bắt đầu liên hệ địa phương hỏi về thủ tục để xin giấy xác nhận độc thân. Địa phương buộc tôi phải đích thân nộp hồ sơ ở xã để xin giấy xác nhận, không cho ủy quyền.
Sau khi hồ sơ được nộp ở xã, chị phải chờ đến khi Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk nhận được và gọi về phỏng vấn. Sau gần 1 tháng được phỏng vấn, chị tiếp tục chờ hồ sơ được chuyển qua Công an tỉnh Đắk Lắk điều tra.
Đến giữa tháng 7.2014, hồ sơ của chị mới được trả về địa phương. Chị được chính quyền xã lại yêu cầu đích thân về ký nhận giấy xác nhận độc thân (không cho gia đình nhận thay).
“Đó cũng là lúc người yêu tôi hết hạn nghỉ phép phải quay lại Dubai làm việc”, chị Quyên chua xót.
“Giấy xác nhận độc thân chỉ có hạn 6 tháng nên tôi không thể tranh thủ làm sớm, cũng không dám làm muộn vì hơn 3 tháng mới làm được. Do đó, việc tính toán thời gian xin công ty cho nghỉ phép sao cho khớp với thời gian xin được giấy xác nhận độc thân ở Việt Nam thật không dễ dàng”, chị Quyên tâm sự.
Thế là, kể từ khi yêu nhau đến nay đã hơn 7 năm, anh chị vẫn chưa thể hợp thức hóa việc trở thành vợ chồng.
“Chúng tôi mong có ngày được cầm trên tay tờ giấy đăng ký kết hôn như bao người khác, dù là kết hôn ở Việt Nam hay ở đâu chăng nữa”, chị Quyên tâm sự.
Bình luận (0)