'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'

'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'

18/01/2024 10:56 GMT+7

Đó là chia sẻ của ông Seiki Furudate - Phó Tổng lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM sáng 17.1.2024 tại sự kiện quảng bá trái cây Nhật Bản.

Trái cây Nhật Bản được nhập khẩu chính thức vào Việt Nam hiện nay chỉ gồm 3 loại là táo, lê và quýt. Thời điểm cận Tết Nguyên đán, trái lê Nhật đã hết mùa nên chỉ còn 2 loại là táo Nhật và quýt Unshu cao cấp được người Việt ưa chuộng.

'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'- Ảnh 1.

Táo, lê và quýt là 3 loại trái cây của Nhật Bản được phép nhập khẩu vào Việt Nam

Lê Nam

Nói về tiềm năng của thị trường Việt Nam trong sự kiện quảng bá trái cây Nhật Bản, ông Seiki Furudate - Phó Tổng lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM ví von, trong khu vực châu Á, Việt Nam và Singapore có nhiều điểm tương đồng, tuy thu nhập khác nhau nhưng mức độ tiêu thụ trái cây cao cấp Nhật Bản là ngang ngửa.

'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'- Ảnh 2.

Phó Tổng lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM kỳ vọng thời gian tới Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm nhiều loại trái cây khác của Nhật Bản như dâu tây, nho...

Lê Nam

"Theo tôi dân số Việt Nam cao, nhu cầu về sản phẩm trái cây ngon, chất lượng cao và phải an toàn của Việt Nam cũng lớn. Tiềm năng tiêu thụ cho người bán hàng hay nông dân Nhật Bản chắc chắn nhiều hơn nữa", ông chia sẻ.

Trái cây Nhật Bản hiện có giá thành cao hơn so với các loại trái cây khác trên thị trường Việt nhưng chất lượng tương xứng giá tiền, hương vị và vẻ ngoài nổi trội.

Trong khi Nhật Bản mới xuất khẩu được 3 loại trái cây vào Việt Nam thì ngược lại, trái cây Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật khá nhiều như thanh long, xoài, vải, nhãn…

'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'- Ảnh 3.

Người Việt mạnh tay chi tiền mua trái cây cao cấp Nhật Bản

Theo ông Nguyễn Xuân Hải, giám đốc điều hành một đơn vị nhập khẩu trái cây, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thời điểm Tết Nguyên đán, đơn vị này dự kiến nhập khoảng 120-140 tấn táo Nhật. Trong khi đó, quýt Unshin mới là năm thứ 2 bán thử nghiệm tại Việt Nam nên sản lượng nhập khẩu chưa nhiều.

'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'- Ảnh 4.

Quýt Unshin không hạt, dễ bóc vỏ, vị thơm ngọt của Nhật Bản được dán tem nhãn trái cây Nhật Bản để bảo vệ người tiêu dùng

Ông Hải cũng thông tin giá cả các loại trái cây cao cấp Nhật Bản dịp tết này không tăng dù tình hình kinh tế có nhiều biến động.

"Giá hoàn toàn không biến động nếu không muốn nói là giảm hơn. Giá năm nay thậm chí giảm hơn 10-15% so với năm ngoái. Lý do giảm là do sản lượng các bạn cũng tốt hơn nên giá nhập vào tốt hơn", ông Hải nói.

'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'- Ảnh 5.

Giỏi trái cây cao cấp mùa tết năm nay của đơn vị này được bán với giá 8 triệu đồng

Lê Nam

Trong sự kiện quảng bá trái cây Nhật Bản, Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu rau quả Nhật Bản (J-FEC) cũng giới thiệu tem nhãn trái cây Nhật Bản để bảo vệ người tiêu dùng. Loại tem do Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản tạo ra nhằm thống nhất các mẫu tem nhãn trước đây, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện trái cây Nhật Bản với các loại trái cây nước khác.

'Người Việt mua trái cây Nhật Bản ngang ngửa Singapore dù giá cao'- Ảnh 6.

Tem nhãn "trái cây Nhật Bản" được giới thiệu trong sự kiện này, chính thức được sử dụng cho tất cả các loại trái cây xuất khẩu của Nhật Bản đi các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Lê Nam

Tem nhãn trái cây Nhật Bản không chỉ áp dụng tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, loại tem hiện tại chưa tích hợp quét mã QR và chống tem giả mà sẽ được bổ sung trong thời gian tới.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.