Các nhà nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ phát hiện tiểu hành tinh là "sát thủ" trong sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long hình thành ở khu vực cực lạnh nằm ngoài phạm vi quỹ đạo sao Mộc, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science.
Đội ngũ nhà khoa học cho biết trong số toàn bộ các thiên thể họ nghiên cứu đã lao vào trái đất khoảng 500 triệu năm trở lại đây, chỉ có một tiểu hành tinh giàu nước, và đó là tiểu hành tinh tiêu diệt loài khủng long.
Đồng tác giả báo cáo là giáo sư François Tissot của Viện Công nghệ California (Mỹ) chỉ ra các thiên thể gần mặt trời khô ráo hơn nhiều. Vì thế tiểu hành tinh trên đặc biệt theo 2 hướng, thứ nhất là cách thức nó thực hiện vụ tấn công và thứ hai là nguồn gốc của nó.
Tiểu hành tinh đã lao xuống bán đảo Yucatan của Mexico, tạo nên hõm chảo Chicxulub. Dù không thể nghiên cứu trên mẫu trực tiếp từ tiểu hành tinh vì toàn bộ bị phá hủy, giáo sư Tissot giải thích bụi từ vụ tấn công rơi trở lại mặt đất, cho phép họ nghiên cứu các hạt mịn tích tụ trong các lớp của trái đất.
Họ phát hiện nguyên tố ruthenium, tồn tại ở mức cực hiếm trên địa cầu và cho phép truy vết ngược lại tiểu hành tinh trên.
Cuộc nghiên cứu công nhận các kết quả phát hiện trước đó và xác nhận tiểu hành tinh thuộc nhóm carbonaceous, đồng thời phủ nhận giả thuyết sao chổi tấn công.
Khai quật hóa thạch khủng long kỷ Jura lớn nhất thế giới
Bình luận (0)