Nguồn lực kiều bào - Kỳ 6: Ươm mầm công nghệ sinh học

03/03/2015 05:51 GMT+7

Cách đây hơn 10 năm, tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình từ Canada cùng gia đình về nước, giữ chức Phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM. Ông đã đem về những kinh nghiệm, kiến thức và sự tâm huyết lớn giúp ngành công nghệ sinh học trong nước phát triển.

Cách đây hơn 10 năm, tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình từ Canada cùng gia đình về nước, giữ chức Phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM. Ông đã đem về những kinh nghiệm, kiến thức và sự tâm huyết lớn giúp ngành công nghệ sinh học trong nước phát triển.

Nguồn lực kiều bào - Kỳ 6: Ươm mầm công nghệ sinh họcTS Nguyễn Quốc Bình và khu trồng dưa lưới tại Trung tâm CNSH TP.HCM
- Ảnh: Mai Vọng
Đào tạo nguồn nhân lực
“Ngán” thủ tục hành chính
Chia sẻ với PV Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình nói điều khiến ông ưu tư là vẫn còn những trở ngại trong việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học tại VN. “Cơ chế xin - cho đang làm nản lòng nhiều nhà nghiên cứu. Rồi thì thủ tục hành chính đôi khi làm chậm trễ, việc đăng ký các đề tài, dự án kéo dài từ năm này đến năm sau, rồi xét duyệt, cấp kinh phí... khiến phải 2 năm sau khi đăng ký mới thực hiện được là những trở ngại cần tháo gỡ”, tiến sĩ Bình ưu tư.
Năm 2004, Trung tâm công nghệ sinh học (CNSH) TP.HCM được thành lập theo chủ trương của TP là xây dựng một cơ sở nghiên cứu ứng dụng CNSH hiện đại tại Trại giống cây trồng Đồng Tiến với diện tích 23 ha, quy mô đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 100 triệu USD. Đây là một chủ trương chiến lược trong việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Việc bổ nhiệm một nhà khoa học Việt kiều làm Phó giám đốc Trung tâm CNSH thể hiện sự cởi mở và thu hút chất xám của TP.HCM.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình kể: khi biết TP.HCM kêu gọi trí thức Việt kiều về VN làm việc, ông nghĩ sự trở về góp sức trong lúc đất nước còn khó khăn là thể hiện một phần trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc. Vì vậy, ông trở về và là một trong những người đi đầu xây dựng Trung tâm CNSH TP.HCM trở thành một trung tâm nghiên cứu ngang tầm quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ và chuyển giao các sản phẩm.
10 năm qua, ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm theo mô hình của nước ngoài mà ông đã từng làm, tiến sĩ Bình còn tham gia giảng dạy tại một số trường đại học tại VN. Ông cho rằng việc đào tạo các bạn trẻ, nguồn nhân lực cho ngành CNSH là việc rất cần. Lúc mới đi vào hoạt động, nhân sự của trung tâm chỉ 5 người, trong đó có 2 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, đến nay đã có 157 người, trong đó có 10 tiến sĩ, 39 thạc sĩ, 70 cử nhân và kỹ sư, ngoài ra có 16 cán bộ đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước. Riêng tiến sĩ Bình đã trực tiếp hướng dẫn, đào tạo khoảng hơn 20 người trong số đó. “Đó là cả một quá trình với rất nhiều công việc không thể nào đo đếm được. Chỉ có thể hình dung phần nào qua kết quả nghiên cứu lên tới khoảng 30 đề tài mỗi năm”, ông Bình nói.
Ứng dụng mang lợi ngàn tỉ đồng
Hiện Trung tâm CNSH đang trong quá trình vừa xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, vừa nghiên cứu các đề tài, đưa ra ứng dụng nhiều sản phẩm trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, môi trường, y dược… với công nghệ tiên tiến về gien, vắc xin, tế bào… Bên cạnh đó, trung tâm cũng rất chú trọng việc thương mại hóa sản phẩm. Trong các năm qua, các cây giống hoa lan cấy mô và sản phẩm hoa cắt cành (7 nhóm giống khác nhau) đã được trung tâm nhân giống và cung cấp cho thị trường. Bộ 24 giống hoa nền như hoa chuông, hoa đồng tiền… đã được sản xuất cùng gần 100 giống cây kiểng lá.
Trung tâm cũng đã xây dựng và chuyển giao quy trình canh tác và giống dưa lưới trồng trong nhà màng; cây giống Sâm Ngọc Linh; bộ chế phẩm sinh học BIMA (chứa nấm đối kháng Trichoderma); bộ chế phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học Bio - trùn quế dùng cho rau, hoa, cây ăn trái, cây công nghiệp; bộ chế phẩm vi sinh cố định đạm, phân giải lân; bộ chế phẩm vi sinh xử lý lục bình làm phân bón hữu cơ; bộ Kit PCR phát hiện 4 loại bệnh vi rút trên tôm; bộ Kit PCR phát hiện bệnh vi rút trên hoa lan… Tiến sĩ Bình nhắc tới sản phẩm vắc xin ngừa bệnh gan thận mủ cho cá tra do Trung tâm CNSH nghiên cứu, sản xuất và nói: "Nếu như vắc xin này ứng dụng cho tất cả cá tra nuôi ở VN, thì mỗi năm nguồn lợi mang lại cho xã hội cả ngàn tỉ đồng”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.