Gần đây ở các bệnh viện liên tục xảy ra tình trạng mổ nhầm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính vẫn là do cẩu thả, không tuân thủ quy trình của phẫu thuật viên...
Trong tháng 6 và 7.2016, đã xảy ra nhiều sự cố nhầm lẫn trong y khoa. Chẳng hạn, bệnh nhân đến Bệnh viện (BV) 115 ở Nghệ An mổ tay phải để rút đinh thì được bác sĩ (BS) mổ tay trái; bệnh nhân vào BV Việt Đức (Hà Nội) mổ chân trái thì BS mổ chân phải; bệnh nhân vào BV ở Thanh Hóa cắt tử cung, ruột thừa thì cắt luôn niệu quản...
Không tuân thủ quy trình
Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho rằng sự cố, tai biến trong y khoa có thể xảy ra với bất kỳ ca bệnh nào, có thể do khách quan, chủ quan do tay nghề chuyên môn, kinh nghiệm xử trí, thăm khám và cũng phụ thuộc yếu tố cơ địa người bệnh... Tuy nhiên, nếu nhân viên y tế, phẫu thuật viên tuân thủ nghiêm túc quy trình thì có thể kiểm soát, giảm thiểu thấp nhất các sự cố.
Khi tiến hành ca mổ, sau khi tách cơ, bác sĩ mới phát hiện đã mổ nhầm chân bệnh nhân.
“Việc nhầm lẫn, tai biến trong điều trị xảy ra gần đây có cả trường hợp lỗi do BS phẫu thuật không tuân thủ quy trình cơ bản, trong đó có việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành năm 2009”, ông Khuê nói và cho biết: “Hiện có BV vẫn chưa thực hiện bảng kiểm trên, do đó chúng tôi đã yêu cầu giám đốc các BV nghiêm túc, khẩn trương thực hiện các nội dung hướng dẫn. Chúng ta đã có quy định đầy đủ về quy trình phẫu thuật, tiêu chuẩn phẫu thuật, sai sót y khoa - ngăn ngừa và kiểm soát... nhưng cốt lõi vẫn là người thực hiện, nếu không nghiêm túc, chủ quan thì khó tránh khỏi sai sót. Vì vậy, ngay BV đầu ngành ngoại khoa vẫn xảy ra mổ nhầm chân mới đây, là do phẫu thuật viên chưa tuân thủ đầy đủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật”.
Một TS-BS là trưởng khoa của một BV tuyến T.Ư cho biết đã xảy ra trường hợp nhầm khi mổ tai. Bệnh nhân cần mổ tai bên phải nhưng do hộ lý cắt tóc (làm vệ sinh cho bệnh nhân trước mổ) bên tai trái, BS không kiểm tra kỹ nên mổ luôn tai bên trái! Việc này là do cẩu thả từ nhân viên đến BS.
Việc nhầm lẫn, tai biến trong điều trị xảy ra gần đây có cả trường hợp lỗi do bác sĩ phẫu thuật không tuân thủ quy trình cơ bản, trong đó có việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành năm 2009
TS-BS Trần Tuấn, chuyên gia phản biện y tế và phát triển cộng đồng tại VN cho rằng những sai sót y khoa vừa qua là “triệu chứng” biểu lộ những vấn đề có tính hệ thống, bao gồm tình trạng phối hợp yếu kém, thiếu đồng bộ trong hệ thống chăm sóc y tế, vấn đề quy trình chuyên môn và mạng lưới giám sát chất lượng thường quy...
Chống nhầm lẫn, sai sót
TS-BS Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, BV Bạch Mai (Hà Nội), cho biết nguy cơ mổ nhầm có thể xảy ra. Để khắc phục, mỗi bệnh nhân nội trú tại BV đều được cho gắn vòng tay định dạng, có ghi họ tên và in mã cá nhân được số hóa. Mã này được lập ngay khi nhập viện để phân biệt trong trường hợp các bệnh nhân trùng nhau về họ tên, ngày tháng năm sinh. “Có hai loại vòng, trắng và đỏ. Màu trắng là bệnh nhân thông thường, màu đỏ là bệnh nhân nặng. Đây là nhận diện cần thiết bởi bệnh nhân nặng có nguy cơ sốc, nhiễm trùng, tai biến, cần chế độ chăm sóc, dinh dưỡng đặc biệt, theo dõi sát sao”, giảm các tai biến trong phẫu thuật, điều trị.
Theo GS-BS Trần Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Niệu - Thận học TP.HCM: “Các phòng mổ ở BV nước ngoài, trước mổ có một nhân viên cầm bệnh án đọc rõ ràng tên tuổi, bệnh trạng, bộ phận mổ của bệnh nhân, mổ bằng phương pháp gì, dụng cụ gì... dưới sự có mặt của phẫu thuật viên, gây mê và được thư ký ghi lại. Sau khi mổ, động tác này lặp lại lần nữa. Tuy nhiên, tại VN việc này hiện nay chưa được thực hiện. Chính vì vậy, cách đây nhiều năm ở một BV lớn họ không phải mổ nhầm bộ phận mà mổ nhầm luôn bệnh nhân do trùng tên”.
Ngày 19.8, TS-BS Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (H.Củ Chi, TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân Phan Thị N. (53 tuổi, Tây Ninh) vì bị đau đầu, sốt cao liên tục 4 ngày không rõ nguyên nhân.
Theo GS-BS Sinh, khi ông còn làm Trưởng khoa Ngoại niệu ở BV Chợ Rẫy, với mỗi bệnh nhân chuẩn bị mổ, ông gọi học trò vào cùng bình luận bệnh án, đưa ra phương pháp mổ trước. BS này bận thì BS khác sẽ mổ thay chứ không phải “ca bệnh của BS nào thì im im chỉ người đó biết”, GS-BS Sinh nói và cho rằng: “Cần phải có quy trình chuẩn và BS phải tuân thủ. Điều cần thiết nhất hiện nay là các BS trẻ phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Vì hiện có nhiều BS trẻ rất giỏi nhưng “kiêu ngạo”, dễ mắc sai sót”.
Chính các BS cũng cho rằng, để giảm các nhầm lẫn đáng tiếc, BV phải bắt buộc nhân viên tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình và kiểm tra chéo giữa các bộ phận. Hướng dẫn bệnh nhân cách tự kiểm tra họ tên, tuổi... trên đơn thuốc, bệnh án... cũng là cách giảm thiểu sai sót; và kéo giãn lượng bệnh nhân tại các BV đang quá tải là giải pháp lâu dài chứ không phải 1 BS mổ 20 ca/ngày!
Ngày 18.8, bác sĩ Nguyễn Minh Toàn, Phó khoa Nội Tim mạch, Trưởng ê kíp tim mạch can thiệp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết: một trường hợp nhồi máu cơ tim hy hữu (mới 21 tuổi) vừa được cứu sống tại bệnh viện nhờ can thiệp sớm và đặt stent.
Những tình huống có thể nhầm
Theo BS Đinh Anh Tuấn, cũng có trường hợp chẩn đoán ban đầu là viêm ruột thừa nhưng khi mổ ra phát hiện có ổ áp xe vòi trứng phải phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng. Việc này không phải là sự cố mà là thay đổi trong quá trình chẩn đoán. Nguyên do vòi trứng phải và ruột thừa ở vị trí gần nhau. Biểu hiện viêm như nhau: ứ dịch mủ, đau hố chậu phải; xét nghiệm cho thấy bạch cầu cao... Hoặc có khi ruột thừa lạc chỗ, nằm ở dưới gan. Khi ruột thừa bị viêm, đau có thể dẫn đến chẩn đoán viêm túi mật.
BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu - Ngoại tổng quát, BV Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: Bộ phận dễ bị mổ nhầm nhất là ruột thừa vì nó nằm gần vị trí thông nhau giữa ruột già - ruột non, niệu quản, buồng trứng (nữ)... Khi bị sỏi niệu quản, u nang buồng trứng... có thể đau giống ruột thừa hoặc thủng dạ dày, viêm túi mật vỡ, dịch nhiễm trùng theo các rãnh ruột tụ lại ngay hố chậu bên (P) có thể biểu hiện giống viêm ruột thừa. Chẳng hạn, ca u nang buồng trứng vỡ được chẩn đoán là viêm ruột thừa là một trong những tình huống đúng về chỉ định nhưng "nhầm" về cơ quan bị bệnh là chuyện hoàn toàn chấp nhận và hiểu được. Điều này xảy ra ở tất cả BV, phẫu thuật viên. Tại Mỹ, tỷ lệ "nhầm" viêm ruột thừa với các bệnh khác xảy ra 10 - 20%...
Bình luận (0)