Chẳng hạn, hạt dưa, hạt bí, hồng dẻo, hạt dẻ cười, các loại bánh bán theo ký... đều từ Trung Quốc, song trên thị trường, người mua tìm đến “đỏ mắt” cũng không thấy hàng từ Trung Quốc.
Xác nhận nguồn gốc “đào rừng”
nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính
Ngày 18.1, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, TP hướng dẫn tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng trong dịp Tết Nguyên đán 2021. Cụ thể, Bộ NN-PTNT đã nhận được văn bản của UBND tỉnh Sơn La về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục và xác nhận về “đào rừng” do người dân trồng để bán cành, gốc vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm. Bộ NN-PTNT khẳng định việc khai thác cây đào, cây mai nằm ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn là do chủ rừng quyết định. Bộ NN-PTNT cũng đề nghị chính quyền cấp tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền vận động người dân không chặt, phá cây rừng. Các địa phương tùy theo điều kiện cụ thể, trong thời gian trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ách tắc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp pháp.
|
Ngày 18.1, Đội quản lý thị trường (QLTT) thuộc Cục QLTT TP.
Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng
kinh doanh hàng tết tại Q.Liên Chiểu. Kết quả cho thấy, kho cửa hàng có trên 300 kg hạt dưa các loại, không hóa đơn chứng từ, sản phẩm đựng trong từng gói 500 gr/gói và 10 kg/bao. Theo lực lượng chức năng, sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu hạt dưa hiệu Thiên Hương trong nước, ngoài hộp và bao bì in tên Thiên Hương song không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Trước đó, tại Quảng Nam, QLTT địa phương cũng kiểm tra cửa hàng bách hóa, phát hiện 12 chai rượu ngoại hiệu C.18, 200 kg hạt dưa, 60 kg hạt hướng dương, gần 400 kg bò khô, hơn 200 kg bò xé lá chanh không có hóa đơn chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ.
Tương tự, tuần qua, lực lượng QLTT của Lạng Sơn đã phối hợp với biên phòng, công an địa phương, kiểm tra thu giữ liên tiếp 2 vụ buôn lậu sản phẩm hồng dẻo sấy với số lượng gần 2 tấn, tổng trị giá gần 100 triệu đồng. Tất cả đều là hàng từ Trung Quốc tuồn sang. Bằng mắt thường, dễ dàng nhận thấy đây là những quả hồng dẻo sấy đang được quảng cáo bán trên mạng khá nhiều với tên “hồng dẻo Đà Lạt”. Giá cả sản phẩm này cũng vô chừng, từ 53.000 đồng - 110.000 đồng/500 gr.
Đáng nói là trên thị trường, hiện người bán đang rao bán hồng dẻo sấy của Đà Lạt giá 110.000 - 200.000 đồng/kg, mơ sấy Đà Lạt 130.000 đồng/kg, hay hạt dẻ cười Mỹ 120.000 đồng/kg, hạt hướng dương VN 130.000 đồng/kg... Khá thú vị là các đặc sản tết được giới thiệu Đà Lạt đang được rao bán trên một số trang
thương mại điện tử, qua tìm hiểu, người bán và kho hàng không có tại Đà Lạt mà đa số người đều đặt địa chỉ tại phía bắc: ở Ba Vì (Hà Nội), Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Ninh và một số có địa chỉ tại TP.HCM.
Bà Tiêu Hồng, người có thâm niên hơn 20 năm mua bán “chinh chiến” với đặc sản mùa tết tại chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM), cho biết: “Làm gì có mơ Đà Lạt, hồng sấy dẻo Đà Lạt mùa này mà hỏi. Ngay cả “thủ phủ” Đà Lạt, người ta còn bán
hàng Trung Quốc giả hàng địa phương tràn lan, hàng tết chỉ có hàng từ Trung Quốc mới phong phú và giá rẻ được”.
Bình luận (0)