Nguy hiểm: Phổ biến tình trạng người lớn một tay lái xe, một tay bế trẻ

27/07/2022 13:11 GMT+7

Người đi xe một tay, một tay ôm hoặc bế trẻ; trẻ ngồi trên xe không an toàn là tình trạng khá phổ biến.

Hội thảo về đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới tổ chức sáng nay 27.7, tại Hà Nội.

Các đại biểu khuyến nghị thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ tham gia giao thông

LIÊN CHÂU

“Cần nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm trên thị trường bằng nhiều giải pháp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn, tuyên truyền về việc dùng mũ đạt chuẩn”, ông Minh nêu ý kiến.

Về mũ bảo hiểm cho trẻ em ngồi trên xe máy, ông Minh cho biết, vẫn còn một số “lỗ hổng” về quy định. Hiện các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hàng hải, hàng không đều chưa có quy định xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Ông Minh cũng cho biết, một số tình huống không an toàn cho trẻ nhưng trong nước hiện chưa có quy tắc giao thông rõ ràng với việc chở trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) trên xe máy. “Các trường hợp người lái một tay điều khiển phương tiện, một tay ôm hoặc bế trẻ; hoặc trẻ ngồi trên xe nhưng không có thiết bị giữ trẻ đều không an toàn, đang diễn ra khá phổ biến”, ông Minh nêu thực trạng.

Giới hạn tốc độ tại khu vực có trường học

Tại hội thảo, đại diện của WHO cho biết, theo thống kê tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở người dưới 19 tuổi, có 38% tử vong là người đi bộ, 6% đi xe đạp, 14% đi xe máy, 36% là người trên xe và 7% là các trường hợp khác.

Tại Việt Nam, ở nhóm trẻ 0 - 4 tuổi, tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong; nhóm 5 - 14 tuổi tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân đứng thứ 2 gây tử vong; và đó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm 15 - 29 tuổi.

Tại hội thảo, đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo về việc áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em tham gia giao thông đường bộ, gồm: kiểm soát tốc độ; thực thi nghiêm quy định không uống rượu bia khi lái xe (có các trạm đo nồng độ cồn, đánh giá độ tỉnh táo của lái xe..); không uống rượu bia khi lái xe; đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy, xe đạp; sử dụng hệ thống an toàn trên xe cho trẻ em; giảm thiểu rủi ro cho người lái xe trẻ (cấm sử dụng điện thoại khi lái xe, nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe)...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.