Ông Lê Hải Quân, Chủ tịch UBND xã Hộ Hải, H.Ninh Hải (Ninh Thuận), cho biết khu dân cư Đá Bắn, xã Hộ Hải hình thành cách đây khoảng 20 năm, hiện có hơn 200 hộ dân sinh sống. Do chưa được đầu tư mạng lưới điện hạ thế nên người dân ở đây xin lắp đặt nhờ điện kế ở trụ hạ thế đầu làng, rồi tự kéo đường dây, máng tạm trên thân cây tre, cột gỗ từ sau đồng hồ về nhà sử dụng. Việc làm này không chỉ làm hao tốn điện mà còn quá nguy hiểm, nhất là mùa mưa bão.
tin liên quan
Cảnh báo viên nước giặt đồ mua xách tay có thể gây nguy hiểm trẻ nhỏCục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) phát đi thông điệp cảnh báo viên nước giặt có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Theo ông Tùng, hơn 5 năm nay, cứ mỗi dịp tiếp xúc đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, cử tri Mỹ Đa chỉ mong muốn ngành chức năng đầu tư hệ thống đường dây điện hạ thế vào khu dân cư nhưng rồi đâu cũng vào đó. “Lo nhất là mấy cháu nhỏ, hằng ngày đi bộ trên con đường này để đến lớp học. Đã có nhiều người bị điện giật nhưng rất may chưa xảy ra chết người”, ông Tùng nói và cho biết mới đây, ngành điện bắt đầu trồng trụ, đầu tư lưới điện hạ thế về khu vực này.
Đại diện Công ty điện lực Ninh Thuận cho biết qua thống kê các khu vực cử tri kiến nghị, trên địa bàn Ninh Thuận còn 81 khu vực thuộc 35 xã, phường có tình trạng các hộ dân tự kéo điện phần nhánh dây sau công tơ chính đặt tại trụ điện. Công ty điện lực Ninh Thuận cho biết, kế hoạch trong năm 2017 đã đầu tư 25 công trình lưới điện phân phối để giải quyết nhu cầu cấp điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất và giải quyết vấn đề an toàn điện (trong đó có 64 khu vực cử tri kiến nghị về điện). Ngoài ra, UBND tỉnh Ninh Thuận ứng vốn cho Công ty điện lực Ninh Thuận đầu tư 2 công trình: Phát triển lưới điện phân phối khu vực Mỹ Đa, Đồng Đình, Láng Mun, xã Phước Hải, H.Ninh Phước; và phát triển lưới điện phân phối khu vực Cầu Mê, chợ Ninh Quý, sân lúa Kiểm 3, Cầu Mang, xã Phước Sơn, H.Ninh Phước.
tin liên quan
Khu đô thị chi chít cột điện treSống ở khu đô thị nhưng hàng trăm hộ dân các phường Cao Xanh, Cao Thắng (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) từ hơn 10 năm nay khổ sở vì phải “câu” điện từ nơi khác với giá cao và không ổn định.
PV Thanh Niên đặt câu hỏi vì sao người dân tự kéo dây điện sơ sài vào nhà sinh hoạt nhưng ngành điện vẫn tổ chức đóng điện? Vị đại diện Công ty điện lực Ninh Thuận cho biết theo quy định của luật Điện lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, các địa phương được phép đặt công tơ ở trụ điện để giảm chi phí cho người dân. Riêng phần nhánh dây sau công tơ đến nơi sử dụng thì khách hàng thực hiện và phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc nhánh dây sau công tơ của một số khách hàng hiện nay còn sơ sài là do qua thời gian sử dụng lâu ngày, không sửa chữa kịp thời nên nhánh dây xuống cấp. Công ty điện lực Ninh Thuận đã phối hợp với địa phương tuyên truyền và hướng dẫn người dân khắc phục nhằm đảm bảo an toàn.
Bình luận (0)