Để có khởi đầu năm mới lành mạnh, dưới đây là một số lời khuyên cho người nội trợ tổ chức bữa ăn ngày Tết.
1. Chọn nguyên liệu, thực phẩm tốt cho sức khỏe
Chọn thực phẩm tươi mới, nguồn gốc rõ ràng. Thay vì bánh kẹo, mứt tết có lượng đường cao, tìm các loại ít đường hay trái cây sấy khô tốt lành không thêm muối hoặc đường. Hạn chế các loại nước ngọt, nước có ga.
2. Chế biến bữa ăn cân bằng, đủ chất
Mâm cơm tết nên có các món rau nhiều loại, nhiều màu sắc để tăng cường dinh dưỡng và chất phytochemical (chất chống ô xy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư và bệnh tim) có lợi cho sức khỏe của gia đình. Ngoài ra, như thế nhìn mâm cơm cũng sinh động, đẹp mắt hơn.
|
Cho cá vào thực đơn tết vì cá tốt cho sức khỏe tim mạch. Chọn thịt nạc và thịt gia cầm không da thay vì thịt mỡ. Nấu cơm bằng gạo nâu, gạo nguyên cám nhiều dinh dưỡng và chất xơ.
3. Chọn phương pháp nấu lành mạnh
Luộc, hấp, nướng hoặc xào với ít dầu hơn để giảm lượng chất béo. Làm món tráng miệng lành mạnh hơn. Thay vì bánh ngọt thì dùng salad trái cây tốt lành hay trái cây tươi. Pha nước uống detox, nước quả, nước giải nhiệt tự làm thay vì nước ngọt, nước có ga.
4. Căn chỉnh khẩu phần ăn vừa phải
Tính toán sức ăn uống của mỗi thành viên để làm lượng đồ ăn đủ, không thừa mứa khiến mọi người phải ăn cố gây ngán, sợ và tránh lãng phí lương thực.
5. Nấu ăn bằng cả trái tim
Hãy cho gia đình và bạn bè biết rằng bạn thực sự quan tâm đến họ thông qua sáng tạo các công thức món ăn dùng ít bơ, kem, mỡ lợn, thực phẩm chế biến sẵn… Chú ý đến sở thích, sở ghét của họ trong ăn uống. Trình bày món ăn đẹp, gọn gàng, sạch sẽ để bữa ăn thêm hấp dẫn.
6. Món ăn quan trọng, ăn cùng nhau còn quan trọng hơn
Không khí thoải mái, đầy yêu thương và vui vẻ trong bữa ăn cực kỳ cần thiết với mỗi người. Ngày tết, hãy ăn cùng nhau với tâm trạng phơi phới mùa xuân.
Điều cuối cùng, nếu mâm cơm tết ngon thế nào đi chăng nữa thì cũng ăn điều độ bạn nhé. Bên cạnh đó, nhớ giữ thói quen tập thể dục, hoạt động thể chất để ngăn ngừa tăng cân không mong muốn.
Bình luận (0)