Nhà báo Lam Trong Duong và những cái chết bị bỏ quên

05/11/2015 06:00 GMT+7

(TNO) “Không có sự kiểm duyệt nào nặng nề hơn những cái chết của người gốc nước ngoài, họ đã chết một cách đầy bạo lực”, tạp chí Mỹ Editor&Publisher giật tít năm 1994 về cái chết của nhà báo Lam Trong Duong do nhóm sát thủ K-9 của Việt Tân gây ra.

(TNO) “Không có sự kiểm duyệt nào nặng nề hơn những cái chết của người gốc nước ngoài, họ đã chết một cách đầy bạo lực”, tạp chí MỹEditor&Publisher giật tít năm 1994 về cái chết của nhà báo Lam Trong Duong do nhóm sát thủ K-9 của Việt Tân gây ra.

Những bí ẩn về tổ chức đã giết hại các nhà báo Mỹ gốc Việt giai đoạn 1981 - 1990 vẫn chưa sáng tỏ - Ảnh minh họa: ReutersNhững bí ẩn về tổ chức đã giết hại các nhà báo Mỹ gốc Việt giai đoạn 1981 - 1990 vẫn chưa sáng tỏ - Ảnh minh họa: Reuters

Hôm 3.11 theo giờ Mỹ (sáng 4.11 giờ Việt Nam), đài truyền hình phi lợi nhuận The Public Broadcasting Service (PBS) chiếu một phóng sự tài liệu mang tên Khủng bố ở Little Saigon (Terror In Little Saigon).

Tập phim này liên quan đến cái chết của 5 nhà báo Mỹ gốc Việt Nam trong giai đoạn 1981 - 1990, theo thông báo trên website của đài này.

Cho đến nay, hầu hết báo đài của Mỹ thường nhắc đến 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt Nam bị sát hại bao gồm: Lam Trong Duong (bị giết năm 1981), Nguyen Dam Phong (1982), Tap Van Pham (1987), Nhan Trong Do (1989) và Triet Le (1990). Trong đó, Lam Trong Duong là trường hợp đầu tiên và được dư luận chú ý đáng kể nhất.

Trong số báo tháng 2 và 3 năm 1983, tạp chí Mother Jones chuyên về các loạt điều tra, đã đưa vụ án sát hại ông Lam Trong Duong ra trang nhất với tiêu đề: “Saigontown Murder” (Tạm dịch: Giết người ở khu Saigon).

Lam Trong Duong khi bị sát hại đang là biên tập viên của tờ Cai Dinh Lang (Cái Đình Làng – NV). Tài liệu ghi lại cho biết Lam Trong Duong đã bị bắn chết trên đường phố thuộc quận Tenderloin, thành phố San Francisco, bang California vào ngày 21.7.1981. Mô tả của Mother Jones năm 1983 lật lại vụ án nói Lam Trong Duong bị bắn một phát ngay tim, chết gần căn phòng số 204, căn hộ Atherstone, địa chỉ 545 O’Farrell.

Hình ảnh ông Lam Trong Duong trên ấn bản tháng 2 và 3 của tạp chí điều tra Mother Jones năm 1983
“Ai giết ông Lam Trong Duong? Thành phần chống Đảng Cộng sản? Cục Tình báo Trung ương (CIA)? Lý do cá nhân về tiền và tình? Ai có thể nã một phát đạn trúng ngay tim giết chết ông ta?”, Mother Jones nêu ra hàng loạt câu hỏi không lời đáp.

Những manh mối sau đó chỉ biết rằng ông Lam Trong Duong “thường lui tới những khu bụi đời”, nhưng là người tiến bộ, có kiến thức và tầm nhìn khác biệt. Ông góp công trong việc xây dựng chương trình học, cơ sở vật chất cho cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ thời gian ấy.

Mother Jones và một số tài liệu khác như của hãng tin AP mô tả ông Lam Trong Duong là người có khuynh hướng ôn hòa, phản đối việc tái khởi động một cuộc chiến tranh Việt Nam.

Bốn ngày sau cái chết của Lam Trong Duong, văn phòng của AP tại New York nhận được bức thư từ một nhóm tự xưng là “Tổ chức Việt Nam diệt cộng và phục hồi quốc gia Việt Nam” (tiền thân của tổ chức phản động Việt Tân). Tổ chức này nói “quyết định trừng phạt” ông Lam Trong Duong vì những bài viết trên báo Cai Dinh Lang, trong đó có thái độ ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam, theo Mother Jones.

Những nhà báo người Mỹ gốc Việt đối mặt với nguy cơ bị sát hại cao hơn bất cứ phóng viên nước ngoài nào khác, theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) năm 1993. Trong số 13 nhà báo thiệt mạng tại Mỹ từ 1976 đến 1993, có 9 người sinh ra ở nước ngoài và 5 trong số đó là người gốc Việt.

Trường hợp của ông Lam Trong Duong có thể nói là vụ việc chấn động nhất xảy ra so với những người còn lại. Việc chính quyền Mỹ không tìm ra manh mối đã khiến dư luận bất mãn. Một bài viết của The New York Times ngày 25.8.1987, tức 6 năm sau ngày ông Lam Trong Duong mất, đã lật lại vụ này và cho rằng đó chính là “sự thất vọng dành cho các cơ quan pháp luật tại Mỹ”.

Đã 34 năm sau cái chết của Lam Trong Duong, khởi đầu cho hàng loạt vụ đốt phá, sát hại nhà báo Mỹ gốc Việt sau đó, những câu hỏi quan trọng nhất vẫn chưa có lời đáp.

Hai thám tử gạo cội Napoleon “Nap” Hendrix và Earl Sanders cũng tham gia điều tra vụ việc này. Tuy nhiên sau tất cả những chi tiết xâu chuỗi lại, họ như “đang đi trên một hành trình không có bản đồ”, Mother Jones nhận xét.

Sự chìm lắng của những cái chết này cũng có phần trách nhiệm của chính quyền và báo chí. Khác với những vụ bắn giết khác, tin tức về việc ông Lam Trong Duong và những người khác bị sát hại xuất hiện rất hạn chế.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.