Theo SlashGear, Apple phát hiện ra 44 trường hợp vi phạm, bao gồm làm việc nhiều giờ, tuy nhiên đa số 756 nhà cung cấp (tại 30 quốc gia) đều tuân thủ các quy tắc ứng xử của công ty.
Phiên bản thứ 12 trong báo cáo hằng năm của Apple cho thấy có 200 nhà cung cấp lần đầu tiên ký kết với Apple, điều này có thể giải thích cho nguyên nhân vi phạm. Quy mô sản xuất của Apple lớn bậc nhất trên thế giới, chủ yếu xuất phát từ các nhà máy thuộc sở hữu của nhà thầu.
Nhìn chung, báo cáo tích cực hơn cho Apple vì chỉ có 1% các nhà cung cấp ghi được dưới 59 điểm trong thang điểm 100 của Apple. Năm 2016, tỷ lệ đó là 3% và 2014 là 14%. Những nhà cung cấp năng lực cao phải đạt yêu cầu lớn hơn 90 điểm hiện đã tăng lên 59% so với năm 2016.
Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, một nhà cung cấp đã buộc 700 nhân viên hợp đồng tại Philippines phải trả 1 triệu USD để được làm việc cho họ. Sau khi phát hiện, Apple buộc nhà cung cấp này phải hoàn trả lại tiền. Tuần làm việc 60 giờ của Apple đã giảm xuống còn 94% so với mức 97% của năm trước đó, và công ty đã phát hiện ra 38 trường hợp dữ liệu giả mạo. Năm 2016, Apple phát hiện ra chín trường hợp như vậy.
Một khi các trường hợp này được phát hiện, công ty thông báo cho CEO của nhà cung cấp và đưa nhà cung cấp vào quản chế. Khi nhà cung cấp giải quyết tình huống, Apple đánh giá những thay đổi và đảm bảo rằng vấn đề được quan tâm.
Lãnh đạo Apple khẳng định công ty cam kết nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng hằng năm, và rằng sự gia tăng vi phạm đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng số lượng các nhà cung cấp. Công ty cũng theo dõi dữ liệu giờ làm việc cho hơn 1,3 triệu nhân viên - tăng 30% so với năm trước.
Cuối cùng, Apple tuyên bố đã khởi xướng một sáng kiến nhằm đào tạo nhân viên làm việc nâng cao năng lực, giúp tăng mức lương của họ từ 20% lên 30%. Năm ngoái, công ty đã nhận được báo cáo cho biết một số lao động chưa đủ tuổi tại các nhà máy ở Trung Quốc đã làm việc 11 giờ/ngày, điều này buộc công ty phải đưa ra những quy định mới về lao động sinh viên.
Bình luận (0)