Theo số liệu từ công ty MSCI Real Assets, các nhà đầu tư Trung Quốc bán ra lượng bất động sản trị giá 31,7 tỉ USD từ 2019 đến 2023, trong khi mua vào chỉ 2,06 tỉ USD.
Việc thoái vốn khỏi thị trường bất động sản được cho là do các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc và quy định giới hạn cho vay ban hành vào cuối năm 2020, nhằm giảm nợ trong lĩnh vực bất động sản.
Đại diện công ty MSCI Real Assets cho rằng có mối tương quan giữa tỉ lệ bán ra bất động sản và sự thắt chặt của thị trường tài chính ở Trung Quốc. Công ty dự đoán nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tiếp tục bán ra lượng tài sản đã mua được trong thập kỷ niên.
Theo báo cáo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố năm 2022, Mỹ - thị trường bất động sản thương mại lớn nhất thế giới - đã chứng kiến mức giảm giá 11% kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3.2022.
Theo chuyên gia Jason Bedford, cựu nhà phân tích về Trung Quốc của Bridgewater và Ngân hàng UBS, các yếu tố khác góp phần làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc đối với tài sản ở nước ngoài bao gồm lo ngại về căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là cuộc chiến ở Ukraine. Cụ thể, sự thèm muốn của các nhà đầu tư Trung Quốc đối với tài sản phương Tây có thể đã bị ảnh hưởng vì lo ngại rằng trong tương lai quan hệ Trung Quốc và Mỹ có thể diễn biến tương tự như những gì chúng ta thấy ngày nay giữa Nga và Mỹ. Điều này ngược lại làm tăng sức hấp dẫn của tài sản ở một số khu vực ở châu Á, do được coi là an toàn hơn hoặc trung lập hơn trong trường hợp xảy ra xung đột.
Theo MSCI, ngoài Mỹ, Trung Quốc cũng bán ròng trên thị trường bất động sản thương mại của Úc từ 2019-2023, với giá trị thanh lý là 2,3 tỉ USD, so với 1,7 tỉ USD mua vào. Tương tự, tại Nhật Bản, các nhà đầu tư Trung Quốc đã bán số tài sản trị giá 6,9 tỉ USD trong cùng thời gian, trong khi mua vào 5,7 tỉ USD.
Bình luận (0)