Nhà giáo Phạm Toàn qua đời

26/06/2019 14:21 GMT+7

Nhà giáo, nhà văn Phạm Toàn (bút danh Châu Diên), một nhà hoạt động tích cực trong lĩnh vực giáo dục, người sáng lập nhóm Cánh Buồm, đã qua đời lúc 6 giờ 42 sáng nay, 26.6, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Theo thông tin từ gia đình và những người bạn thân thiết của nhà giáo Phạm Toàn, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6 giờ 42 sáng nay, 26.6, hưởng thọ 88 tuổi.
Nhà giáo Phạm Toàn sinh năm 1932, tại Hà Nội. Trước khi được biết đến như một nhà hoạt động tích cực trong lĩnh vực giáo dục, ông từng được mến mộ bởi một số truyện ngắn và nhiều tác phẩm dịch, đều ký bút danh Châu Diên.
Nha-giao-Pham-ToanNhà giáo Phạm Toàn (ngoài cùng bên phải) trong một cuộc trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên (giữa)

Ảnh Lê Hiệp

Mặc dù ông cùng GS Hồ Ngọc Đại nghiên cứu giáo dục tiểu học từ năm 1967, nhưng phải đến khi ông sáng lập nhóm Cánh
Lễ viếng nhà giáo Phạm Toàn diễn ra từ 8 giờ 30 - 9 giờ 30 ngày 28.6. Lễ truy điệu từ 9 giờ 30 - 10 giờ 30 cùng ngày, tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (phố Trần Vĩ, Mai Dịch, Hà Nội).
Linh cữu nhà giáo Phạm Toàn sẽ được hỏa táng (cùng ngày) tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.
Ông sẽ được an táng tại quê nhà - thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Gia đình xin không chấp điếu (không nhận vòng hoa và tiền phúng viếng).
Buồm vào cuối năm 2009, hình ảnh của ông mới thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Như lời tự giới thiệu của ông, Cánh Buồm là một nhóm những người thiết tha với trẻ em, với nền giáo dục nước nhà, với chủ trương làm ra một điều tích cực là chống tiêu cực mạnh mẽ nhất.
“Điều tích cực” ấy chính là cả nhóm cùng nhau xây dựng mẫu chương trình giáo dục phổ thông cơ sở với các giải pháp kỹ thuật đầy đủ, trọng tâm là bộ sách mà nhóm gọi là sách giáo khoa cấp tiểu học và trung học cơ sở. Từ người sáng lập nhóm, và cũng là linh hồn của nhóm, đến những thành viên tham gia nhóm ở các thời điểm khác nhau đều làm việc cùng nhau trên tinh thần thiện nguyện.
Nhóm kỳ vọng chương trình giáo dục mới này trả lại niềm vui đến trường cho học sinh, để các em có thể thực sự cảm thấy đi học là hạnh phúc, thấy sách giáo khoa không phải là những tập giấy dày cộp, nặng trịch, chi chít chữ mà là những gì các em cùng với người dạy làm ra trong giờ học. Hơn thế, chương trình giáo dục ấy trang bị cho các em năng lực tự học bền vững để mang theo suốt cuộc đời, để là những công dân tự chủ, có trách nhiệm và tâm hồn phong phú.
Vì mến mộ và đánh giá cao đóng góp tâm huyết của ông dành cho lĩnh vực giáo dục, khi mở trang mạng Học Thế Nào, GS Ngô Bảo Châu đã mời ông (cùng với GS Vũ Hà Văn) tham gia với tư cách người sáng lập.  
Từ năm 2010 đến nay, nhóm Cánh Buồm đã biên soạn các cuốn sách văn và tiếng Việt cho cấp tiểu học và trung học cơ sở; khoa học, lối sống và tiếng Anh cho cấp tiểu học (riêng tiếng Anh còn 2 cuốn lớp 4 và lớp 5 đang làm). Tổng cộng đến nay đã có khoảng 100.000 bản sách Cánh Buồm, trong đó nhiều nhất là các cuốn văn và tiếng Việt cấp tiểu học, được xuất bản bằng các nguồn lực xã hội do nhóm quyên góp. Bộ sách Cánh Buồm hiện đang được sử dụng tại một số trường ở Hà Nội và TP.HCM.
Năm ngoái, nhà giáo Phạm Toàn đã chuyển giao vai trò tổ chức hoạt động của nhóm Cánh Buồm cho ban điều hành gồm 5 bạn trẻ. Ông cho biết vẫn tiếp tục tham gia tư vấn, tập huấn giáo viên, và giảng dạy nhưng tất cả đều theo kế hoạch do ban điều hành sắp xếp. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.