Hàng ngàn người ở thành phố Ôn Lĩnh, trong đó không ít do hiếu kỳ, thứ sáu tuần trước, dự đám tang với 8 chiếc limousine hiệu Lincoln bóng loáng phủ đầy hoa trắng.
16 đại bác và dàn kèn trống ngàn người
Chĩnh chiện hai bên hàng xe triệu đô là 16 khẩu đại bác được mạ vàng. Để tăng thêm phần long trọng, vị doanh nhân thuê một dàn kèn trống hoành tráng với quân số lên đến cả ngàn người. Đi kèm là đội danh dự mặc lễ phục trắng, túc trực bên quan tài và làm nhiệm vụ lúc động quan.
Toàn bộ đám tang được ghi hình bằng các máy chuyên dụng của đài truyền hình, phát trực tiếp lên hai màn hình LED cực lớn đặt hai bên khán đài để giúp người đứng xa có thể quan sát diễn biến nơi sân khấu chính.
Ngoài 8 chiếc limousine, trong đó có một chiếc chở quan tài, gia quyến của người chết còn được đưa tới nơi hành lễ bằng xe Mercedes, Ferrari hay Bentley chất đầy vòng hoa với hai màu vàng- đỏ… Có người nói ông chủ đã thuê hàng ngàn người khóc mướn để hòa thanh với đội kèn đồng.
Không chỉ sân khấu, xe cộ, cây cối xung quanh nơi hành lễ (là một sân vận động) cũng được trang trí với hoa và dải lụa. Trên sân khấu, được đặt chính giữa là bức chân dung khổ lớn của thân mẫu ông chủ.
Ngoài việc khóc than tỏ lòng thương tiếc người quá cố, một số người khóc thuê còn có nhiệm vụ giăng những tấm poster chân dung bà cụ. Ước tính, tổng chi phí cho đám tang rềnh rang này lên đến 5 triệu nhân dân tệ (15,4tỷ đồng).
Đám tang tiêu tốn 770.000 USD này diễn ra trong bối cảnh đang có những bức xúc về sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc. Hôm 5-3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận có tồn tại những bức xúc của người dân về khoảng cách thu nhập, tham nhũng, giá cả leo thang…
Trong khi vài thập kỷ trở lại đây, xuất hiện hàng chục tỷ phú đô la ở Trung Quốc, cuộc sống của nhiều triệu người dân nước này lại ngày càng teo tóp, tiều tụy. Sống nghèo khổ là tình trạng của đa số nông dân.
Khoảng cách giàu - nghèo ngày càng doãng ra được xem là “sản phẩm phụ không mong muốn” của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và đang trở nên nghiêm trọng đến mức Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự.
Thậm chí đã có hẳn một chuyên đề, đi kèm là nhiều biện pháp, dự kiến được đưa ra bàn thảo trong tương lai gần. Một trong những hướng đi của lãnh đạo Trung Quốc là hiệu chỉnh lại các thiết chế của nền kinh tế nhằm giảm bớt bất công xã hội, cụ thể là khoảng cách giàu - nghèo.
Nhiều người cho rằng, nếu xét về quy mô lẫn số lượng, đội ngũ người siêu giàu ở Trung Quốc vẫn thua xa nhóm người giàu u - Mỹ, nhưng về độ ngông cuồng, người Trung Quốc tỏ ra vượt trội.
Vì sao thích khoe giàu?
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đi kèm một tuyên ngôn của nhà lãnh đạo nước này thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Đặng Tiểu Bình: “Làm giàu là vinh quang”. Từ câu nói ấy của ông Đặng, nhiều triệu phú và tỷ phú Trung Quốc đã xuất hiện. Những người này được xã hội Trung Quốc dần công nhận rộng rãi và họ không ngại phô trương sự giàu có của mình.
Vương Trung Quân là một người trong số họ. Nhà sản xuất của một số phim gây tiếng vang như Tử Cấm Thành (2008) thường sử dụng xe Mercedes màu bạc, và Ferrari đỏ. Ông sở hữu một dinh thự rộng hơn 7.000 m2 ở phía bắc thủ đô Bắc Kinh, bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật trị giá 30 triệu USD, một chuồng ngựa với 60 con được nhập khẩu từ Ireland và Mỹ.
Cuối năm ngoái, một tiểu thư con nhà giàu ở thành phố Trùng Khánh chi hàng triệu USD để mua một con cún mà cô thích. Gần đây, người dân thành phố Nam Kinh có dịp xốn mắt khi một số thiếu gia sẵn sàng dùng những chiếc Audi, BMW, Aston Martin mới cáu cạnh, trị giá hằng trăm ngàn USD mà bố mẹ mua cho mang ra đua, đốt lốp… gây náo loạn phố phường.
Khác với các quốc gia phương tây, nhiều trẻ nhà giàu Trung Quốc phụ thuộc vào cha mẹ, từ tài chính lẫn chuyện hoạch định cuộc đời. Và chính sách “mỗi gia đình chỉ có một con” càng khiến vấn đề thêm trầm trọng đối với trẻ nhà giàu.
Cha mẹ dùng tiền để cung phụng chúng, sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi quá đáng của con, như chuyện chi cả triệu đô la để mua một con chó nhỏ. Việc này gián tiếp làm nhiều trẻ nhà giàu Trung Quốc trở nên hợm hĩnh, ích kỷ.
Một giáo viên người Mỹ dạy Đại học Ngoại ngữ ở Bắc Kinh kể, trong lớp ông có một nữ sinh giàu có. Ông được thông báo rằng, cha nữ sinh kia là phó chủ tịch một công ty lớn nào đó. Cô nàng gần như không học hành gì, vì nhà cô cho rằng, cô chả cần học làm gì. Thế là mỗi lần lên lớp, vị giáo sư chỉ thấy cô trò giàu có ấy đọc tạp chí thời trang.
Rồi một hôm, ông được người ta thông báo: cô trò giàu có ấy vừa cùng bạn trai, cũng là một thiếu gia, lái xe đâm chết người. Hai cô cậu bước ra khỏi xe, gọi
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)